Lễ ăn hỏi là một nghi thức vô cùng quan trọng trong đám cưới cổ truyền của người Việt. Do vậy mà nhiều cặp đôi cô dâu, chú rể muốn tận tay chuẩn bị cho buổi lễ này. Tuy nhiên, sau lễ ăn hỏi là đám cưới và rất nhiều sự kiện khác. Nếu không hiểu rõ thì sẽ dễ xảy ra lỗi và thiếu sót. Hiểu được điều đó, trong bài viết này Mimosa Wedding sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật về lễ ăn hỏi nhé.
Mục lục
Lễ ăn hỏi là một phần quan trọng trong phong tục hôn lễ truyền thống của người Việt Nam. Nếu theo ngôn ngữ của giới trẻ, lễ ăn hỏi còn gọi là tiệc đính hôn. Đây là nghi lễ chính thức mà gia đình chú rể mang lễ vật đến nhà cô dâu để xin phép gia đình cô dâu đồng ý cho đôi trẻ kết hôn.
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi
Đây là nghi thức thể hiện sự tôn trọng và cam kết của gia đình chú rể đối với gia đình cô dâu. Nó cũng là dịp để hai gia đình gặp gỡ, trao đổi và bàn bạc về đám cưới sắp tới.
Lễ ăn hỏi là phong tục thể hiện sự tôn trọng và cam kết của gia đình chú rể
Thành viên gia đình tham dự
Ngoài ra, một điểm với đội bê tráp sẽ chọn các chàng trai, cô gái độc thân (nhiều cặp đôi thì lại không quá coi trọng vấn đề này)
Trong một lễ ăn hỏi đám cưới thì điều quan trọng nhất là mâm tráp, ngoài ra còn có trang phục trang trọng để tham dự( thường thì gia đình, họ hàng tham dự sẽ tự chuẩn bị ), xe đưa đón đội bê tráp và đoàn nhà trai, bài phát biểu của người lớn tuổi hai họ và nhiếp ảnh gia quay chụp nếu có. Cụ thể các vật dụng cần chuẩn bị bao gồm:
Số lượng mâm tráp có thể khác nhau tùy theo phong tục vùng miền và yêu cầu của nhà gái. Thông thường số lượng mâm tráp phổ biến là 5 tráp hoặc 7 tráp. Một số gia đình có điều kiện sẽ chuẩn bị 9 tráp hoặc 11 tráp. Giá trị của từng tráp cũng khác nhau.
Một mâm trầu cau, số lượng thường là 105 quả cau và lá trầu để tượng trưng cho sự bền chặt, vĩnh cửu. Mâm trầu cau này thường sẽ được trang trí và thiết kế rất tỉ mỉ theo hình dáng rồng, phượng hoặc hoa.
Trầu cau là tráp ăn hỏi đầu tiên theo phong tục Việt
Một mâm rượu và thuốc lá. Mâm tráp này có từ thời xưa thông thường sẽ như là một món quà cho các bậc trưởng bối trong nhà. Nó mang một ý nghĩa tôn trọng.
Một mâm trái cây tươi, thường là các loại trái cây đẹp mắt và mang ý nghĩa tốt lành. Mâm trái cây này nhiều khu vực sẽ có phong tục và lựa chọn loại quả cụ thể.
Theo truyền thuyết về chiếc bánh thì đây là bánh biểu tượng cho sự thuận vợ chồng và hạnh phúc. Mọi người tin rằng khi ăn bánh này thì hai vợ chồng sẽ có một gia đình viên mãn.
Bánh cốm ở miền Bắc, bánh chưng ở miền Trung và miền Nam. Ở các khu vực miền Tây cũng có thể sử dụng bánh pía. Với ý nghĩa tương tự như bánh phu thê.
Mâm tráp này có thể nói tương tự như mâm rượu thuốc lá. Đó là sự đầy đủ đến mọi thành viên trong gia đình từ bậc trưởng bối đến cha mẹ, anh chị và trẻ nhỏ.
Mâm tráp này không hẳn gia đình nào cũng sẽ có. Điều này tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhà trai và những yêu cầu của nhà gái.
Đây là phần lễ có cách gọi khác là lễ đen. Số tiền này như một lời cảm ơn vì công sinh thành và nuôi nấng của cha mẹ nhà gái đối với cô dâu. Ngoài ra, nó cũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và phúc lành.
Mâm tráp ăn hỏi là không thể thiếu
Đối với lễ ăn hỏi, thì trang phục được chọn luôn là những trang phục trang trọng, chính thức. Đặc biệt với cô dâu, chú rể cùng cha mẹ. Ngoài ra, các thành viên khác như họ hàng sẽ mặc trang phục đẹp, trang trọng khi tham dự buổi lễ.
Tuy nhiên, về trang phục thì đây được coi là một lễ truyền thống nên hầu hết các cô dâu, chú rể sẽ lựa chọn trang phục áo dài truyền thống, áo dài cách tân. Còn gia đình, họ hàng thì phụ nữ mặc áo dài, đàn ông sẽ mặc vest lịch sự.
Trang phục áo dài cách tân cho cô dâu chú rể và đội bê tráp
Bạn cần lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng từng hạng mục nhỏ nhất từ dọn dẹp, trang trí bàn thờ gia tiên, hương thắp bàn thờ, phông nền trang trí nhà gái ngày ăn hỏi,… để có được buổi lễ chuẩn nhất. Rất nhiều gia đình coi trọng và đánh giá cao việc tỉ mỉ này.
Theo phong tục tập quán xưa và được thay đổi một chút theo tình hình xã hội hiện nay thì thứ tự lễ ăn hỏi vẫn còn những quy trình và lễ nghi cơ bản. Cụ thể quy trình lễ ăn hỏi cần thực hiện sẽ bao gồm:
Thắp hương bàn thờ gia tiên là một nghi thức lễ ăn hỏi quan trọng không thể thiếu
Chi phí cho cho nghi lễ ở Việt Nam có thể thay đổi tùy theo phong tục, yêu cầu của hai gia đình và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Dưới đây là các khoản chi phí chính thường gặp:
Chi phí cho mâm tráp phụ thuộc vào điều kiện của bên nhà trai và số lượng mâm tráp. Thông thường giá một mâm tráp sẽ dao động trong khoảng từ 1-5 triệu. Riêng mâm tráp lợn quay hoặc gà trống sẽ có chi nhỉnh hơn so với các tráp khác vào khoảng 3-5 triệu / tráp. Ngoài ra, có một phần phong bì tiền được gọi là lễ đen sẽ tùy theo điều kiện khả năng của gia đình nhà trai có thể từ 5-20 triệu đồng hoặc hơn nếu có thể.
Thông thường các chi phí sẽ được dành chủ yếu cho ngày cưới. Do vậy mà chi phí cho trang phục ăn hỏi sẽ không quá cao. Tuy nhiên, đây cũng là lễ quan trọng và truyền thống của người Việt. Chi phí cho áo dài của cả cô dâu và chú rể sẽ khoảng từ 1-5 triệu đồng. Có thể hơn nếu gia đình có điều kiện.
Ngoài ra, chi phí cho dàn nam, nữ bê tráp sẽ khoảng từ 1-2 triệu đồng.
Chi phí cho lễ ăn hỏi khoảng từ 20-50 triệu đồng
Tổng chi phí cho lễ ăn hỏi có thể dao động từ 20-50 triệu đồng hoặc hơn, tùy thuộc vào quy mô và mức độ trang trọng của buổi lễ. Gia đình nên lập kế hoạch và dự trù chi phí cụ thể để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ và ý nghĩa.
Trên đây là một số chia sẻ của Mimosa Wedding về kinh nghiệm chụp phóng sự lễ ăn hỏi cho hàng nghìn cặp đôi. Nếu bạn cần được tư vấn thêm thông tin hoặc đang tìm kiếm đơn vị chụp phóng sự lưu giữ kỷ niệm cho ngày trọng đại này thì hãy liên hệ với Mimosa Wedding ngay để nhận suất quà ưu đãi nhé.
THAM KHẢO THÊM