Trình tự Đám Hỏi Đầy đủ, Chi Tiết từ A – Z

Trong trình tự đám cưới truyền thống của người Việt Nam, đám hỏi có thể được coi như sự khởi đầu cho đôi uyên ương sắp về một nhà. Cũng bởi vậy, nhiều bạn trẻ trong quá trình chuẩn bị cho ngày vui trọng đại của mình đã không tránh khỏi những băn khoăn, thắc mắc về trình tự đám hỏi thực hiện như thế nào cho đúng quy tắc và không phạm vào những điều cần tránh. Hãy để MIMOSA WEDDING giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z nhé!

trinh tu dam hoi

Ý nghĩa truyền thống của đám hỏi người Việt

Khi nhắc đến chuyện kết hôn, bên cạnh việc làm giấy tờ, thủ tục pháp luật thì hai nghi thức quan trọng nhất là đính hôn và đám cưới. Một đám cưới truyền thống ở Việt Nam cũng bao gồm hai nghi thức: lễ ăn hỏi và lễ cưới. Đây là hai bước vô cùng quan trọng – tùy điều kiện hai bên gia đình, có thể tách riêng hoặc gộp vào – nhưng tuyệt đối không được bỏ qua nghi lễ nào cả.

Đám hỏi đánh dấu việc hai bên gia đình chính thức thông báo đến họ hàng, người thân, đặc biệt là trình bày trước tổ tiên về chuyện vui của cô dâu và chú rể. Việc thông báo này vừa là để đôi uyên ương có được sự công nhận chính thức, cũng vừa là dịp để được mọi người chúc mừng hạnh phúc.

trinh tu dam hoi

Nếu xét về ý nghĩa truyền thống, đám hỏi của người Việt Nam có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với đám cưới. Khi các nghi lễ của đám hỏi được thực hiện xong, hai người chính thức trở thành vợ chồng son một cách hợp tình, hợp lý, cô dâu có thể chính thức bước chân vào nhà chồng với thân phận làm con.

Tuy nhiên, sau nhiều năm, khi thế giới hội nhập, việc tổ chức đám cưới như người phương Tây dần được các bạn trẻ ưa chuộng với những chiếc váy trắng tinh khôi thay thế cho áo dài, khăn xếp. Mặc dù ngày nay, khi nhắc đến chuyện kết nối hai con người, ai cũng nhắc tới đám cưới, nhưng thực chất đây chỉ là một bữa tiệc mang tính chia vui và thiết đãi khách khứa. Các thủ tục trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu cũng từ đó mà hình thành. Mặc dù vậy, lễ ăn hỏi với việc bưng tráp, gặp mặt họ hàng, khấn tổ tiên, rước dâu cũng vẫn là trình tự mà không người Việt nào bỏ qua.

Bởi lễ ăn hỏi có ý nghĩa quan trọng và là một nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam như vậy, nên việc tìm hiểu và thực hiện đúng trình tự đám hỏi là điều cần thiết và quan trọng. Ngoài ra mỗi vùng miền, khu vực đôi lúc còn có những điểm khác nhau trong quy trình đám hỏi, bởi vậy, việc tự mình chuẩn bị cho ngày trọng đại, đồng thời tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống các vùng miền của dân tộc mình cũng thú vị lắm đấy nhé!

Trình tự đám hỏi diễn ra như thế nào?

Vậy trình tự lễ hỏi cơ bản của người Việt diễn ra như thế nào? Cùng đọc tiếp nhé!

Rước tráp lễ

Bưng tráp lễ và rước dâu là một trong những thủ tục quan trọng nhất của lễ ăn hỏi người Việt. Dù lễ ăn hỏi ở các vùng miền có khác nhau như thế nào, thì hai công đoạn này vẫn không thể thiếu được.

Mỗi đám hỏi thường có 5 hoặc 7 tráp lễ, do nhà trai bưng tới nhà gái như lễ vật để xin dâu. Số tráp lễ là do hai bên cùng quyết định trước khi đám hỏi diễn ra. Trong các tráp lễ thường có trầu cau, bánh kẹo, bia rượu, lợn sữa quay,… và không thể thiếu đi lễ đen – là tiền mặt.

Người xưa quan niệm, cô gái được nhà trai mang tới nhiều tráp lễ, đám cưới càng linh đình thì càng chứng tỏ là lấy được chồng giàu, được nhà chồng trân trọng. Bởi vậy, ngày nay bên cạnh số lượng 5 hay 7 tráp, nhiều gia đình có điều kiện, tổ chức đám hỏi lớn còn sử dụng tới 9 hay 11 tráp lễ.

>>>  Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi và Đón Dâu: 5 Lễ, 7 Lễ, 9 Lễ Là Thế Nào?

trinh tu dam hoi

Ngoài ra, một số đám cưới tối giản theo phong cách hiện đại cũng chỉ sử dụng 2 hoặc 3 tráp lễ. Bởi trong quan điểm của những bạn trẻ hiện đại thì một đám hỏi rình rang không quan trọng bằng cuộc sống hai người hạnh phúc.

Chào hỏi và trao tráp lễ

Theo thủ tục truyền thống, đoàn nhà trai sẽ bưng tráp lễ, dẫn đầu bởi người đại diện dòng họ tới nhà gái. Hai bên diễn ra việc chào hỏi kết nối hai gia đình lại với nhau. Khi đội bưng tráp nhà trai mang tráp vào thì đội bưng tráp nhà gái sẽ nhận lấy. Hai bên gia đình khi này sẽ trao cho mỗi người trong đội bưng tráp một bao lì xì đỏ lấy may. Mỗi bao lì xì này sẽ đặt bên trong một số tiền nhỏ, để mang đến lời chúc về tình duyên cho những người giúp bê lễ trong ngày ăn hỏi.

Thắp hương gia tiên nhà gái

Sau khi hai gia đình đã chào hỏi và ngồi uống nước cùng nhau thì chú rể sẽ lên tận phòng đón cô dâu. Trước khi chú rể lên đón thì cô dâu chưa được bước xuống nhà dưới.

Lúc này hai người sẽ cùng thắp hương gia tiên nhà gái. Ý nghĩa của việc này là xin phép tổ tiên cho cô gái được về nhà chồng, đến một gia đình mới. Đây cũng là thời khắc để gia tiên nhà gái được thông báo về sự hiện diện của chú rể, từ nay chính thức là con cháu trong nhà.

Cô dâu ra mắt hai gia đình

Kết thúc quy trình thắp hương gia tiên, chú rể sẽ dắt cô dâu xuống nhà dưới để ra mắt cả hai bên gia đình. Đây là thủ tục không thể thiếu trong các bước ăn hỏi, bởi lẽ cô dâu trong đám hỏi chắc chắn sẽ lộng lẫy và xinh đẹp khác hẳn ngày thường.

Vào đám hỏi, cô dâu thường sẽ diện áo dài thanh lịch, đằm thắm, bộc lộ hoàn toàn những vẻ đẹp duyên dáng của người con gái Việt Nam truyền thống.

Thưa chuyện và bàn bạc về đám cưới

Mặc dù hiện nay, kế hoạch về trình tự lễ cưới hỏi đều được hai bên gia đình thống nhất với nhau từ trước, nhưng quy trình thưa chuyện và bàn bạc về đám cưới vẫn là điều quan trọng chưa từng bị bỏ qua.

Trong quá trình này, đại diện hai họ sẽ lên trình bày, thưa gửi về việc xin dâu về nhà chồng, mời nước, mời trà và định ngày cưới, trao đổi một số lưu ý trong ngày trọng đại của cả hai bên gia đình.

Nhà gái lại quà nhà trai

Bởi nhà trai đã mang đến quá nhiều lễ như vậy, để bày tỏ thành ý của mình, nhà gái cũng thường có các món quà để lại mặt nhà trai. Các món quà này thông thường không mang nhiều giá trị về vật chất, và cũng không cần bàn bạc trước giữa hai gia đình.

Nếu nhà gái không chuẩn bị quà lại mặt, điều này mang ý nghĩa rằng nhà gái không hài lòng về chú rể và nhà trai. Bởi vậy, việc lại quà là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến hạnh phúc của cả cô dâu và chú rể.

trinh tu dam hoi

Chia quà ăn hỏi

Chia quà là một trong các nghi lễ đám hỏi quan trọng. Chia quà có nghĩa là mang lễ vật ăn hỏi, chia nhỏ thành nhiều phần và tặng cho họ hàng, làng xóm. Đây là cách để chia sẻ niềm vui, cũng là để thông báo tới rộng rãi mọi người chuyện vui của gia đình mình.

Việc chia quà ăn hỏi cũng là một nghi thức đẹp, thể hiện sự thảo hiền, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi trong cộng đồng người Việt.

Chương trình lễ hỏi truyền thống

Chương trình lễ hỏi truyền thống được thực hiện trước ngày cưới khoảng 2 – 3 tháng. Trong khoảng thời gian đó, cô dâu đã được chính thức coi là thành viên của gia đình chồng, tuy nhiên thường vẫn sống tại nhà bố mẹ đẻ.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, nếu như cô dâu có bầu trước, hoặc một trong hai người cần phải đi xa, thì việc tổ chức lễ ăn hỏi trước như việc chứng minh hai người đã có kết nối với nhau. Đám cưới chính thức sẽ được thực hiện khi cả hai có đủ điều kiện về thời gian cũng như tiền bạc.

trinh tu dam hoi

Trình tự trong lễ ăn hỏi truyền thống thường diễn ra trong một ngày bao gồm cả việc làm lễ, nghi thức và việc đãi tiệc hai bên gia đình. Trong một số trường hợp, nếu cô dâu và chú rể không hợp tuổi nhau, đám hỏi còn được diễn ra hai lần. Bởi vậy, trình tự đám hỏi truyền thống có khá nhiều thủ tục phức tạp.

Chương trình lễ hỏi hiện đại

Các chương trình lễ đám hỏi hiện đại tuy không còn giống như truyền thống, tuy nhiên tất cả các nghi thức chính đều được giữ gìn và thực hiện trọn vẹn, bởi lẽ mỗi gia đình người Việt chúng ta đều coi trọng cội nguồn, và trân trọng những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.

Ngày nay, các đám hỏi và đám cưới thường được tổ chức chung trong 2 ngày, hoặc đôi khi có những đám cưới hỏi chỉ gói gọn trong 1 ngày mà thôi. Trình tự cưới hỏi thông thường là đám hỏi diễn ra vào buổi sáng, đám cưới vào chiều tối, hoặc đám hỏi vào ngày đầu tiên, đám cưới vào ngày thứ hai. Bên cạnh đó, trình tự đám hỏi miền nam, trình tự đám hỏi miền bắc thường có điểm tương đồng với nhau nhiều hơn so với các đám hỏi, đám cưới ở miền trung, miền tây.

trinh tu dam hoi

Thời nay, chúng ta đều bận rộn với công việc, cuộc sống cơm áo gạo tiền, bởi vậy, đám cưới, đám hỏi tối giản, diễn ra trong trọn vẹn một ngày là lựa chọn phổ biến nhất của các bạn trẻ hiện đại.

Checklist chuẩn bị cho nghi lễ đám hỏi

Hãy lưu ngay checklist những việc cần chuẩn bị cho đám hỏi của mình để không bỏ quên bất cứ điều gì trong ngày trọng đại của mình nhé!

●     Đặt tráp lễ

Tráp lễ được coi là linh hồn của buổi lễ ăn hỏi. Hơn nữa, tráp lễ ăn hỏi là việc chúng ta không thể tự chuẩn bị được tại nhà mà cần đặt tại các dịch vụ chuyên nghiệp.

Để có những tráp lễ như ý, bạn nên có kế hoạch và đặt trước từ 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, vào các mùa cưới, mùa cao điểm thì bạn nên đặt càng sớm càng tốt, khoảng từ 3-4 tháng trước ngày đám hỏi. Đây cũng là khoảng thời gian hợp lý để bạn có thể cân nhắc, lựa chọn giữa các dịch vụ đám hỏi, tìm ra một địa chỉ cung cấp tráp lễ với giá cả hợp lý nhất.

●     Trang phục đám hỏi

Trong đám hỏi, thông thường cô dâu và chú rể sẽ mặc áo dài, khăn xếp truyền thống. Ngoài việc lựa chọn thuê hoặc may trang phục đám hỏi cũng cần được lên kế hoạch thực hiện trước từ 4 – 6 tháng.

trinh tu dam hoi

Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị trang phục cho bố mẹ hai bên, cùng trang phục của đội bê tráp nhà trai, nhà gái.

Nếu lựa chọn thuê trang phục, bạn nên đặt luôn dịch vụ trang điểm tại các studio đó luôn. Bởi không chỉ cô dâu mới cần make-up, mà hai mẹ, và đội bưng lễ cũng cần được make-up trong ngày trọng đại. Điều này giúp bạn tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn trong việc đặt lịch, cũng giúp studio có thể chăm sóc cho bạn từ A đến Z một cách dễ dàng.

●     Trang trí nhà cửa

Nếu là đám cưới, bạn có thể tổ chức tại nhà, hoặc các nhà hàng, khách sạn. Nhưng với đám hỏi thì hầu hết mọi người đều lựa chọn tổ chức tại gia. Bởi lẽ đám hỏi nhỏ gọn, chỉ bao gồm các bạn bè thân thiết, hơn nữa tổ chức tại nhà còn tiện cho việc thắp hương xin phép gia tiên.

Cũng bởi vậy, việc trang trí nhà cửa là điều không thể bỏ qua. Bên cạnh việc sửa nhà, sơn lại tường, bài trí lại không gian nếu cần thiết thì bạn cũng cần thuê các dịch vụ phông bạt đám hỏi để tạo nên một không gian phòng khách sang trọng, ấm cúng và phù hợp với lễ ăn hỏi.

●     Đặt tiệc

Với việc đặt tiệc chiêu đãi họ hàng, khách khứa trong ngày ăn hỏi, bạn có thể đặt tiệc tại gia nếu như gia đình bạn có không gian đủ rộng rãi, hoặc có thể đặt bàn tại các nhà hàng, khách sạn để có thể được phục vụ chu đáo từ A đến Z.

Ngoài ra, nếu đám hỏi không mời quá nhiều khách, gia đình bạn cũng có thể lựa chọn tự làm cỗ và không cần đặt tiệc.

Dù cho lựa chọn phương án nào thì việc lên thực đơn, dự trù kinh phí, mua sắm thực phẩm cũng nên được lên kế hoạch từ trước đó khoảng 3 tháng, để bạn có nhiều thời gian sắp xếp, chuẩn bị một cách chu đáo nhất.

trinh tu dam hoi

●     Một vài chi tiết khác

Ngoài chuẩn bị có tráp lễ, trang phục hay đặt tiệc thì bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn về phương thức di chuyển khi đưa dâu. Tùy vào khoảng cách giữa nhà trai và nhà gái để quyết định việc số lượng xe thuê, xe cô dâu. Nếu bạn không có xe, cũng không có nhiều kinh phí thì việc mượn xe ô tô là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, một số việc nhỏ như chuẩn bị phong bao đỏ cho đội bê lễ, chuẩn bị nước uống, bánh kẹo, hay hoa tươi cũng là điều quan trọng, không thể thiếu. Bởi vậy, trong quá trình chuẩn bị cho đám hỏi, hay lập một danh sách chi tiết các việc cần làm để có một đám hỏi diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhé!

Lưu ý gì cho một đám hỏi hoàn hảo?

Để có một đám hỏi hoàn hảo thì điều quan trọng nhất là sức khỏe của cô dâu, chú rể và cả gia đình. Đám hỏi là một sự kiện trọng đại, cũng là một ngày vui, bởi vậy, chỉ có một tinh thần thoải mái mới có thể đón nhận được niềm vui này một cách sâu sắc nhất. Bên cạnh đó, cô dâu và chú rể trải qua quá trình dài chuẩn bị, nên cần cố gắng ăn uống, tập thể dục đều đặn để có một sức khỏe dẻo dai.

Trước khi quyết định đến với nhau, bạn cũng nên dành thời gian đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, đến spa chăm sóc da và thư giãn. Đặc biệt, chắc chắn cô dâu nào cũng mong muốn mình xuất hiện thật lộng lẫy trong ngày vui, nên hãy uống nhiều nước, đi ngủ sớm và tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều nhé!

Với những kinh nghiệm trên đây, MIMOSA WEDDING hy vọng rằng, các bạn đã biết cần chuẩn bị gì cho nghi lễ đám hỏi chuẩn truyền thống của mình rồi đúng không nào? Chúc các bạn có một ngày vui trọn vẹn và một cuộc sống hạnh phúc nhé!

Bài viết cùng chuyên mục :

Quay lại
Bài viết liên quan
Blog cưới
20-09-2024
Lễ dạm ngõ là nghi thức mở đầu cho các nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Đây là dịp để hai gia...
Xem thêm >>
Blog cưới
19-09-2024
Lễ dạm ngõ là một trong những nghi thức truyền thống và quan trọng nhất đối với các cặp đôi khi sẵn sàng tiến...
Xem thêm >>
Blog cưới
08-09-2024
Thủ tục cưới hỏi đang ngày càng được đơn giản hóa để phù hợp hơn với cuộc sống của các cư dân hiện đại....
Xem thêm >>
Blog cưới
08-09-2024
Trong lễ dạm ngõ, đại diện của họ nhà trai và đại diện của họ nhà gái sẽ phát biểu để đôi bạn trẻ chính...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Nhiều cặp đôi đã thực hiện lễ dạm ngõ nhưng sau đó lại chia tay. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì sau khi...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Lễ dạm ngõ, hay còn gọi là lễ chạm ngõ, là một trong những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người...
Xem thêm >>