Bạn đang tìm mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi và xin dâu của nhà trai nhà gái? Tham khảo ngay trong bài viết dưới đây của Mimosa Wedding Studio….
Lễ ăn hỏi và lễ xin dâu là nghi lễ quan trọng nhất trong thủ tục làm đám cưới truyền thống của người Việt. Để nghi lễ diễn ra suôn sẻ, hai bên gia đình cần chuẩn bị tốt bài phát biểu lễ ăn hỏi và bài phát biểu trong lễ xin dâu.
Mục lục
Những năm gần đây, thủ tục cưới hỏi của người Việt đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Điều này để tạo thuận lợi cho cô dâu chú rể và hai bên gia đình. Nhưng lễ ăn hỏi và lễ xin dâu vẫn là hai nghi lễ quan trọng. Chỉ khi hai nghi lễ này diễn ra suôn sẻ, đúng trình tự. Đôi trẻ mới được hai họ và mọi người chính thức công nhận đã nên duyên vợ chồng. Đám cưới của cặp đôi mới viên mãn, tốt đẹp.
Tầm quan trọng của lễ ăn hỏi và lễ xin dâu rất lớn. Trước ngày tiến hành buổi lễ, hai bên gia đình đều cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu. Bài phát biểu được chuẩn bị càng đầy đủ, càng hợp bối cảnh thì nghi thức hỏi cưới sẽ càng diễn ra thuận lợi…. Người quan tâm đến bài phát biểu lễ ăn hỏi, bài phát biểu lễ xin dâu cũng cần biết rằng, tùy từng nghi thức mà bài phát biểu sẽ có sự khác biệt. Bài phát biểu của nhà trai cũng khác so với bài phát biểu của nhà gái.
Người đại diện phát biểu cho nhà họ trai và nhà họ gái trong lễ ăn hỏi thường sẽ là trường đoàn – bậc ông, bác hoặc chú có vai vế ở trong gia đình. Tuy nhiên, hai họ cũng có thể lựa chọn những người có khả năng ăn nói lưu loát để thay mặt trưởng đoàn phát biểu giúp lễ ăn hỏi của con cháu mình được trơn tru và như ý.
Sau khi hai nhà đã hoàn tất thủ tục trao tráp lễ và cúng bái gia tiên, đại diện hai họ sẽ tiến hành phát biểu tại phía sân khấu của buổi lễ ăn hỏi. Khi đó, MC sẽ có đôi lời giới thiệu để các đại diện hai nhà đứng lên phát biểu, giới thiệu từng thành phần quan trọng có mặt trong hôn lễ.
Bài cùng chuyên mục :
Bài phát biểu lễ ăn hỏi luôn có vai trò cực kỳ quan trọng. Những mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi hay sẽ thúc đẩy nghi thức diễn ra thuận lợi. Mối duyên lành của đôi trẻ thêm gắn kết. Ngược lại, nếu bài phát biểu tại lễ ăn hỏi hay lễ xin dâu không được chuẩn bị tốt. Nếu lời phát biểu quá sơ sài, không hợp với bối cảnh thì có thể ảnh hưởng đến trình tự của các nghi lễ, khiến hôn lễ của cặp đôi gặp những trắc trở không mong muốn.
Nếu không nghiên cứu kỹ, bạn khó có thể chuẩn bị một bài phát biểu tốt. Một bài phát biểu tốt giúp việc xin dâu – nhận rể được thuận lợi. Còn không nó khiến quan viên hai họ hiểu lầm, ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn kết của hai bên….
Nhìn chung, việc chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi luôn là cần thiết. Hơn nữa, không chỉ cần chuẩn bị mà cặp đôi cần có những bài phát biểu hay, ấn tượng…. Dưới đây là những mẫu bài phát biểu của nhà gái trong lễ ăn hỏi và bài phát biểu của nhà gái trong lễ ăn hỏi gia đình nên tham khảo:
Không phải bài phát biểu lễ ăn hỏi nào cũng giống nhau. Nó sẽ được chia thành 2 nhóm chính: bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của nhà trai và bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của nhà gái.
Với bài phát biểu lễ ăn hỏi của nhà trai cần chú ý đến mục đích của bài phát biểu. Nhà trai sẽ mở lời trước để xin nhà gái gả con cháu cho con cháu nhà mình. Đại diện nhà trai nên có đôi lời giới thiệu về những người có mặt trong buổi lễ ăn hỏi ngày hôm đó. Dưới đây là 2 mẫu bài phát biểu của nhà trai trong lễ ăn hỏi :
“Kính thưa các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình. Tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của cháu Nguyễn Văn A.
Trước tiên, tôi xin thay mặt cho gia đình nhà trai gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất đến với toàn thể họ nhà gái và những vị khách quý đã có mặt trong buổi lễ này. Tôi cũng xin giới thiệu thành phần họ nhà trai tham dự lễ ăn hỏi của cháu A – B hôm nay gồm: ông Nguyễn Văn D – ông nội cháu A, ông Nguyễn Văn E – bố cháu A, bà Lê Thị F – mẹ cháu A và các bác, các cô, các chú trong gia đình.
Hôm nay, ngày lành tháng tốt, sau thời gian dài tìm hiểu, cháu A và cháu B đã thưa chuyện với hai bên gia đình về quyết định muốn tiến tới hôn nhân. Theo nguyện vọng của hai cháu, đoàn nhà trai chúng tôi có cơi trầu và lễ vật gồm: (…) mang sang xin thưa chuyện với gia đình nhà gái.
Mong các cụ, các ông, các bà trong họ nhà gái chấp thuận để cháu A thành con, thành rể trong nhà và cháu B thành con dâu của gia đình chúng tôi. Đại diện cho họ nhà trai, tôi xin chân thành cảm ơn”.
“Trước tiên, tôi xin gửi lời chào đến toàn thể họ nhà gái và các khách mời đã tham dự buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay. Xin chúc các ông, các bà lời chúc sức khỏe chân thành nhất.
Sau đây, tôi xin phép có đôi lời giới thiệu về thành phần họ nhà trai. Bao gồm có tôi – Nguyễn Văn C – đại diện cho họ nhà trai và là bác ruột của cháu A. Bên cạnh tôi đây là ông Nguyễn Văn D – bố cháu A…. và các thành viên khác trong gia đình.
Sau quãng thời gian tìm hiểu, cháu A nhà chúng tôi có về xin phép ông bà, cha mẹ để được nên duyên với cháu B. Thể theo nguyện vọng của hai cháu, hôm nay họ nhà trai chúng tôi chính thức có cơi trầu và (5/ 7/ 9…) Tráp lễ vật đến ra mắt nhà gái.
Mong họ nhà gái chấp thuận những lễ vật này và đồng ý chuyện trăm năm của hai cháu. Để cháu A được trở thành rễ thảo của các ông, các bà. Cháu B được trở thành dâu hiền của gia đình chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn”.
Kính thưa quan viên hai họ cùng anh em, bạn bè thân thiết của các cháu. Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời chào và lời cảm ơn đến toàn thể mọi người đã không quản đường xa, bớt chút thời gian đến tham gia lễ ăn hỏi của hai cháu chúng tôi ngày hôm nay.
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là…, bác của chú rể cũng là đại diện cho gia đình nhà họ trai, phát biểu đôi lời với nhà gái cũng như toàn thể hội hôn ngày hôm nay.
Đoàn nhà trai chúng tôi hôm nay tham dự gồm:….
Sau nhiều ngày gặp gỡ, làm quen và yêu nhau, đôi bên gia đình đều mong muốn sớm có ngày này để các cháu gắn bó cùng nhau suốt cả cuộc đời. Bởi vậy, hôm nay là ngày lành tháng tốt, gia đình nhà trai chúng tôi có đem các tráp lễ bao gồm trầu cau, bánh phu thê, rượu thuốc, hoa quả và mứt sen với mong muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình nhà họ gái đã nuôi dạy, chăm sóc, chỉ bảo cháu… và tin tưởng để gả cháu cho gia đình nhà chúng tôi.
Bên nhà trai chúng tôi cũng mong rằng hai cháu sẽ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, ngập tràn tiếng cười. Hai bên thông gia cũng sẽ tin tưởng, gắn bó keo sơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Trong thủ tục cưới hỏi của người Việt, lễ ăn hỏi sẽ diễn ra tại gia đình nhà gái. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng. Vì vậy, hai bên gia đình thường phải xem xét, lựa chọn và thống nhất giờ lành để tổ chức. Đến đúng giờ lành, đại diện nhà gái sẽ ra cổng đón đoàn nhà trai vào nhà để cùng uống nước, ăn trầu và bàn chuyện của hai con.
Tuy nhiên, bài phát biểu họ nhà gái trong lễ ăn hỏi phải luôn đợi phía nhà trai phát biểu trước rồi mới chính thức đáp lời. Dưới đây là những bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho gia đình nhà gái:
“Trước tiên, xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Văn C, là bác ruột của cháu B (cô dâu) và là đại diện của họ nhà gái. Tham dự buổi lễ ăn hỏi hôm nay, họ nhà gái chúng tôi gồm có ông Nguyễn Văn D là ông nội cháu B, bà Đinh Thị E là bà nội cháu B… và các anh chị em trong gia đình.
Như phía ông XXXX – đại diện họ nhà trai đã phát biểu, hai cháu B và A đã có thời gian dài quen biết, tìm hiểu, cảm thấy đủ tâm đầu ý hợp để tiến đến hôn nhân. Vì vậy, hôm nay, nhân ngày lành tháng tốt, gia đình nhà gái chúng tôi xin được chấp nhận lễ vật của nhà trai. Từ giờ phút này, coi như cháu B và cháu A đã là con dâu, con rể của hai nhà. Nếu hai cháu còn nhỏ dại, có gì không nên không phải, mong cả hai gia đình cùng dạy dỗ để các cháu có thể trở thành dâu hiền, rể thảo. Có thể cùng làm tròn bổn phận của người con, người cháu trong gia đình….
Nhà gái chúng tôi hy vọng cuộc sống trong tương lai của hai vợ chồng son sẽ được suôn sẻ, hạnh phúc, bên nhau trọn đời. Đại diện cho gia đình nhà gái, tôi cũng xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu để cùng mừng hạnh phúc cho cháu A và cháu B”.
“Thưa các cụ ông, cụ bà và đại diện hai bên gia đình. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Văn C, là ông của cháu B (cô dâu).
Hôm nay, tôi xin được đại diện cho gia đình nhà gái gửi lời chúc sức khỏe đến họ nhà trai và toàn thể khách mời. Tôi cũng xin giới thiệu sơ lược về thành phần của họ nhà gái chúng tôi gồm có ông Nguyễn Văn D bố cháu B, bà Lê Thị E mẹ cháu B… Cùng các thành viên khác trong gia đình.
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, là ngày mà hai cháu A và B cảm thấy tình cảm đã đủ chín muồi, giữa hai bên đã đủ hiểu nhau, thương nhau và sẵn sàng tiến đến làm vợ làm chồng. Phía gia đình nhà trai cũng đã có lời thưa chuyện và cơi trầu, tráp lễ để xin cho cháu B về làm dâu, làm con trong gia đình….
Thay mặt cho nhà gái, tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự chuẩn bị chu đáo của họ nhà trai. Trước tấm lòng, sự chuẩn bị chu đáo của gia đình cũng như tình cảm chân thành của cháu A, nhà gái chúng tôi đồng ý để hai cháu được nên duyên vợ chồng. Nhân đây, tôi cũng có lời gửi gắm đến nhà trai và toàn thể quan khách hai họ. Mong hai bên gia đình sẽ cùng dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận của người làm con.
Gia đình chúng tôi mong rằng, các cháu sẽ luôn sống hòa thuận, hạnh phúc. Luôn chia ngọt, sẻ bùi và đồng hành cùng nhau”.
Đầu tiên, nhà gái xin cảm ơn lời phát biểu chân thành từ đại diện nhà trai. Trước khi phát biểu, tôi xin phép gửi lời chào đến toàn thể quan khác trong buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay. Tôi là… bác của cháu… và cũng đại diện cho nhà họ gái có đôi lời phát biểu.
Gia đình nhà gái chúng tôi hôm nay tham gia bao gồm:
Gia đình họ gái chúng tôi cũng rất vui và cảm ơn nhà họ trai đã cất công chuẩn bị lễ vật chu đáo cho buổi lễ ăn hỏi của hai cháu ngày hôm nay. Chúng tôi cũng xin được chấp thuận cho hai cháu tiến tới hôn nhân, từ giờ phút này, hai cháu… sẽ làm con, làm cháu trong cả hai gia đình chúng ta.
Với tuổi còn trẻ, những điều bỡ ngỡ và thiếu sót sẽ còn, chính vì vậy hai bên gia đình sẽ còn phải dạy dỗ và chỉ bảo thêm để các cháu có thể làm tròn bổn phận của mình trong gia đình. Cuối cùng, chúc cho hai cháu có cuộc sống hôn nhân viên mãn, trọn vẹn. Tôi xin hết.
Ngoài những bài phát biểu hay trong lễ ăn hỏi, mọi người cũng cần chú ý đến lời cảm ơn của nhà trai trước khi ra về và lời đáp lễ, cảm ơn của nhà gái. Bởi như đã chia sẻ ở trên, lễ ăn hỏi là dịp trọng đại với mỗi cặp đôi. Vì vậy, mỗi bước trong nghi lễ này đều cần được chăm chút, chuẩn bị cẩn thận. Cụ thể:
Hãy tham khảo thêm cách cảm ơn trước khi ra về của họ nhà trai như sau:
“Thay mặt cho toàn thể các thành viên trong gia đình nhà trai, tôi xin có lời cảm ơn đến phía nhà gái. Cảm ơn các cụ, các ông, các bà đã tiếp đó chúng tôi một cách chu đáo để buổi lễ ăn hỏi của cháu A và cháu B hôm nay diễn ra thuận lợi, thành công tốt đẹp.
Sau đây, chúng tôi xin phép gia đình được ra về. Xin hẹn gặp lại họ nhà gái trong buổi lễ xin dâu và lễ cưới sắp tới của hai cháu”.
Khi phía nhà trai có lời cảm ơn và xin ra về thì phía nhà gái cũng cần có lời đáp lễ và cảm ơn sự chân thành, thiện chí của họ nhà trai. Đại diện nhà gái sẽ là người đứng ra thay mặt cả gia đình để gửi lời cảm ơn. Bạn có thể tham khảo mẫu lời cảm ơn của họ nhà gái như sau:
“Thay mặt gia đình nhà gái, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đoàn nhà trai. Cảm ơn các cụ, các ông, các bà đã không quản ngại khó khăn, đường xá xa xôi để đến với gia đình nhà gái. Chúng tôi cũng xin có một chút lễ vật lại quả gửi về cho gia đình nhà trai.
Xin chúc cả gia đình nhà trai lên đường bình an, thuận lợi. Hẹn gặp lại gia đình trong ngày cưới sắp tới của hai cháu”.
Gia đình cần chú ý đến bài phát biểu trong lễ xin dâu. Phần này bạn có thể tự chuẩn bị hoặc tham khảo các bài phát biểu sau đây:
Trong lễ xin dâu, đại diện của nhà trai sẽ là người phát biểu trước. Sẽ phải là người mở lời với nhà gái để xin cho cô dâu được về nhà chồng. Cụ thể, đại diện nhà trai có thể phát biểu như sau:
“Kính thưa tất cả các cụ ông, cụ bà, cô dì chú bác, anh em, bạn bè và quan khách có mặt trong hôn trường ngày hôm nay.
Lời đầu tiên, cho phép tôi được đại diện cho gia đình nhà trai kính chúc quan viên hai họ có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui. Thay mặt gia đình, tôi cũng xin được cảm ơn tất cả mọi người vì đã dành chút thời gian quý báu để đến chung vui cùng hai cháu.
Xin được giới thiệu, tôi tên là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của chú rể. Tôi rất vinh dự khi được đại diện cho họ nhà trai lên nói đôi lời phát biểu tại lễ đón dâu này…. Trải qua hơn (1 năm) tìm hiểu và yêu thương nhau, hôm nay được sự đồng ý của hai bên gia đình và chính quyền địa phương, hai cháu A và B sẽ chính thức về chung một nhà.
Trước sự chứng kiến của quan viên hai họ, nay đoàn nhà trai chúng tôi xin phép được dâng lên gia tiên của họ nhà gái cơi trầu để xin đón cháu B về làm dâu, làm con trong nhà. Qua buổi lễ này, gia đình chúng tôi cũng mong phía gia đình nhà gái sẽ chấp nhận cho cháu A về làm con rể, cháu rể của mình. Kính mong gia đình nhà gái sẽ nhận lời và nhận cơi trầu của gia đình nhà trai chúng tôi”.
Sau đoạn phát biểu này, đại diện nhà trai sẽ trao cơi trầu cho đại diện nhà gái. Sau đó, tiếp tục phát biểu xin dâu như sau:
“Kính thưa quan viên hai họ. Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các anh chị em đã có mặt trong hôn trường ngày hôm nay.
Gia đình chúng tôi rất lấy làm hạnh phúc khi đã được gia đình nhà gái đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Chúng tôi xin cảm ơn những tình cảm nồng ấm này và mong rằng từ nay về sau, tình cảm của hai bên gia đình chúng ta sẽ càng thêm tốt đẹp, bền chặt.
Hiện nay, giờ lành đã điểm, chúng tôi xin phép gia đình nhà gái và quan viên hai họ để đón cháu B về làm lễ thành hôn. Trân trọng kính mời tất cả người thân, bạn bè và các vị khách mời cùng về gia đình chúng tôi để tham dự buổi lễ. Tôi xin chân thành cảm ơn”.
Ở bài phát biểu lễ ăn hỏi, nhà trai phát biểu xong nhà gái mới phát biểu. Nhưng trong lễ xin dâu, sau đoạn phát biểu đầu tiên thì nhà trai sẽ tạm dừng để phía nhà gái phát biểu, nhận cơi trầu và đồng ý trao dâu cho nhà trai. Đoạn phát biểu này thường có mẫu như sau:
“Kính thưa họ nhà trai. Kính thưa các quan khách đã có mặt trong hôn trường ngày hôm nay. Tôi xin được giới thiệu, tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của cô dâu. Tôi rất vui và vinh dự khi được gia đình nhà gái tin tưởng để đại diện cho gia đình phát biểu trong buổi lễ trọng đại này.
Trước tiên, tôi xin đại diện cho họ nhà gái. Cảm ơn những lời phát biểu đầy chân thành của đại diện họ nhà trai. Tôi cũng xin thay mặt cho họ nhà gái cảm ơn sự có mặt đông đủ của quan viên hai họ và tất cả khách mời. Chúc mọi người có sức khỏe tốt, có thật nhiều niềm vui trong bữa tiệc mừng của cháu A và cháu B.
Phía gia đình nhà gái chúng tôi cũng rất biết ơn khi gia đình nhà trai đã chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để thưa chuyện của hai cháu. Chúng tôi xin phép được nhận cơi trầu và đồng ý để gia đình nhà trai đón cháu B về làm con, làm dâu trong nhà. Đồng thời, chúng cũng rất vui mừng khi được nhận cháu A làm con rể, cháu rể trong gia đình, dòng họ.
Kể từ giờ phút này, hai cháu A và B đã chính thức thành rể, thành dâu, thành con, thành cháu của cả hai gia đình. Tuổi đời của hai cháu đều còn trẻ, vẫn còn nhiều điều thiếu sót, non dại. Vì vậy, tôi mong cả hai gia đình sẽ luôn nhắc nhở, chỉ bảo để các cháu được biết trên biết dưới, để cuộc sống của hai cháu được vuông tròn, hạnh phúc. Tôi cũng xin đại diện cho họ nhà gái chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc, sớm có quý tử.
Kính mời họ nhà trai và tất cả khách mời cùng nâng ly rượu đầy, ăn miếng trầu thơm để chúc mừng cho hai cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn”.
Trên đây là bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và xin dâu mà cô dâu chú rể cùng hai bên gia đình có thể tham khảo. Ngoài bài phát biểu lễ ăn hỏi, nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về thủ tục cưới hỏi của người Việt. Đặc biệt là các yêu cầu xoay quanh việc trang điểm cô dâu, chụp ảnh cưới, quay video đám hỏi…, bạn có thể liên hệ ngay với Mimosa Wedding Studio để được tư vấn, hỗ trợ.
Mimosa Wedding Studio luôn nỗ lực hết mình để con đường đi đến hôn nhân của các cặp đôi được ngọt ngào, hoàn hảo nhất.
MIMOSA WEDDING
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 133 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 2: 243 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 3: 94 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0978 886 133 (Mr Đỉnh)
0967 868 133 (Mr Đức)
Gmail: anhvienmimosa@gmail.com
Website: anhvienmimosa.com