Tổng Hợp Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Hay Nhất

Trong lễ dạm ngõ, đại diện của họ nhà trai và đại diện của họ nhà gái sẽ phát biểu để đôi bạn trẻ chính thức qua lại. Đồng thời, chuẩn bị các bước tiếp theo trong thủ tục cưới hỏi.

Do bài phát biểu có vai trò vô cùng quan trọng nên những bạn, những gia đình chuẩn bị làm lễ dạm ngõ nhất định phải biết mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ hay, ý nghĩa. Tốt nhất là dạng bài phát biểu đơn giản để đại diện hai họ dễ dàng nắm bắt và phát biểu một cách rõ ràng, mạch lạc nhất.

Trong bài viết này, Mimosa Wedding sẽ chia sẻ về mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ đơn giản, ý nghĩa cho cả nhà trai và nhà gái. Bạn có thể sử dụng mẫu bài phát biểu này hoặc học lấy ý tưởng để chuẩn bị bài phát biểu riêng cho gia đình mình.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ xem mặt hoặc đám nói (theo người miền Nam). Đây được xem là một nghi lễ quan trọng trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm giúp cho mối quan hệ hôn nhân của đôi bạn trẻ được chính thức hoá và còn là dịp hai gia đình gặp gỡ, bàn bạc về chuyện đại sự trong tương lai.

Tầm quan trọng của bài phát biểu trong lễ dạm ngõ

bai phat bieu trong le dam ngo

Thủ tục hỏi cưới của người Việt đang được đơn giản hóa hơn

Thủ tục hỏi cưới của người Việt ngày càng được đơn giản hóa. Ở tất cả các vùng miền trên cả nước, thủ tục hỏi cưới thường gồm 3 bước cơ bản là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Trong đó, lễ dạm ngõ thường là lần đầu tiên cả hai gia đình chính thức gặp mặt. Trong lễ dạm ngõ đại diện hai họ sẽ trao đổi để hiểu thêm về gia phong, điều kiện của bên còn lại. Đồng thời, xác định việc qua lại chính thức và chuẩn bị lễ thành hôn cho đôi bạn trẻ.

Để buổi lễ dạm ngõ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đại diện của họ nhà trai và đại diện của họ nhà gái sẽ phải có lời phát biểu lễ dạm ngõ phù hợp với hoàn cảnh, mong muốn của gia đình. Thông qua bài phát biểu này, cô dâu chú rể mới có thể xác định quan hệ. Hai bên gia đình mới có thể trao nhận lễ dạm và thống nhất về các bước tiếp theo….

Vì vậy, có thể nói phần phát biểu của đại diện hai họ là phần quan trọng nhất trong lễ dạm ngõ. Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cũng là yếu tố mà những cặp đôi muốn kết hôn, những gia đình làm lễ dạm ngõ cho con phải đặc biệt chú ý.

Ai là người đại diện phát biểu trong lễ dạm ngõ?

Người đứng ra đại diện và thực hiện bài phát biểu trong lễ dạm ngõ của nhà trai hay nhà gái thường là trưởng đoàn tham dự buổi lễ gặp gỡ của hai bên gia đình. Đây có thể là người lớn tuổi, là người ông, bác hoặc bố của cô dâu và chú rể. Người đại diện phát biểu sở hữu sự tự tin, khiếu ăn nói rõng rạc, dành mạch để lễ dạm ngõ được diễn ra suôn sẻ và như ý.

XEM THÊM >>> lễ dạm ngõ miền Trung diễn ra thế nào

Một bài phát biểu dạm ngõ hay nhất cần có những nội dung cơ bản nào?

  1. Lời chào hỏi của đại diện nhà trai đối với toàn thể gia đình nhà gái.
  2. Giới thiệu bản thân và các thành viên tham dự của gia đình nhà trai.
  3. Bày tỏ suy nghĩ và sự coi trọng đối với buổi lễ dạm ngõ. (thực ra phần nội dung này không nhất định phải có nhưng thông thường mọi người sẽ bày tỏ thêm trong bài phát biểu của mình).
  4. Bày tỏ mong muốn cầu hôn của gia đình nhà trai.
  5. Bày tỏ sự chân thành và giới thiệu về lễ vật. (Phần này không nhất định phải nói cụ thể sẽ mang lễ vật nào. Đây là buổi gặp mặt thân mật hai gia đình nên chủ yếu sẽ ngắn gọn trong 1 câu rằng: “gia đình chúng tôi chuẩn bị lễ vật thể hiện sự chân thành và thực lòng kết thông gia với gia đình…”).
  6. Lời cảm ơn, chúc phúc cho cặp đôi và cá thành viên trong gia đình nhà gái.

Mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ đơn giản, ý nghĩa

bai phat bieu trong le dam ngo

Mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ sẽ được viết theo hướng đơn giản, đầy ý nghĩa

Việt Nam có nhiều tỉnh thành phố, nhiều dân tộc với văn hóa vùng miền đa dạng. Nhưng về cơ bản, mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ sẽ được viết theo hướng đơn giản, đầy ý nghĩa, bám sát trình tự của lễ dạm và điều kiện thực tế của cô dâu chú rể tương lai cũng như hai bên gia đình.

Dù bạn ở tỉnh nào, vùng miền nào thì bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cũng sẽ bao gồm bài phát biểu của nhà trai và bài phát biểu của nhà gái. Mỗi mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ lại bao gồm một số phần chung như lời chào – giới thiệu thành phần tham dự của mỗi bên – tuyên bố mục đích của buổi lễ – giới thiệu sính lễ – gửi lời cảm ơn đến nhà trai/ nhà gái. Dưới đây là mẫu bài phát biểu cụ thể của họ nhà trai và họ nhà gái để bạn có thể tham khảo:

Mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà trai

bai phat bieu trong le dam ngo

Trong lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ phát biểu trước

Lễ dạm ngõ được tổ chức tại tư gia của nhà gái. Các công tác chuẩn bị xung quanh lễ dạm ngõ như chuẩn bị bàn ghế, trà nước, bánh kẹo đều là việc mà nhà gái cần làm. Tuy nhiên, trong lễ dạm ngõ, người phát biểu đầu tiên sẽ là đại diện của họ nhà trai (thường là người cao niên, có uy tín, có danh dự trong dòng họ). Phần phát biểu của đại diện họ nhà trai sẽ bắt đầu ngay sau khi hai bên gia đình ngồi ổn định bên bàn uống nước. Nó sẽ bao gồm một số phần cơ bản như:

Lời chào hỏi và giới thiệu về thành viên của đoàn nhà trai

“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với chú rể – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên chú rể) và là đại diện cho họ nhà trai đến tiến hành lễ dạm ngõ cho hai cháu. Thay mặt toàn thể đoàn nhà trai, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến họ nhà gái. Tôi cũng xin phép được giới thiệu thành phần đoàn nhà trai tham dự lễ dạm ngõ ngày hôm nay gồm (giới thiệu tên và vai vế so với chú rể theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.

Tuyên bố mục đích của buổi lễ

bai phat bieu trong le dam ngo

Trưởng đoàn nhà trai cần tuyên bố mục đích của buổi lễ

“Đoàn nhà trai chúng tôi rất vui mừng vì sự đón tiếp đông đủ, ấm cúng, nồng hậu của gia đình nhà gái. Trải qua quãng thời gian dài quen biết và tìm hiểu, cho đến nay tình cảm giữa hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) đã chín muồi. Cháu (tên chú rể) đã trình bày với bố mẹ, họ hàng nội ngoại về mong muốn về chung một nhà với cháu (tên cô dâu).

Thể theo nguyện vọng của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) và được sự cho phép của gia đình nhà gái, hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây để xin ra mắt gia đình nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho làm lễ dạm ngõ để hai cháu được chính thức qua lại. Đồng thời, bàn bạc để hai bên gia đình thống nhất, chuẩn bị cho lễ hỏi, lễ thành hôn của các cháu trong thời gian sắp tới”.

Giới thiệu sính lễ mà họ nhà trai đem đến

bai phat bieu trong le dam ngo

Trưởng đoàn nhà trai sẽ mời hai bên gia đình lên mở tráp lễ vật đã được chuẩn bị

“Trong buổi lễ ngày hôm nay, gia đình nhà trai chúng tôi đã chuẩn bị tráp lễ dạm gồm: lá trầu, quả cau, chai rượu, gói trà… Tôi xin phép được mời cha mẹ của cháu (tên chú rể) và cháu (tên cô dâu) lên cùng trao – nhận và mở tráp lễ vật mà nhà trai mang đến. Hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp nhận lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đồng ý cho hai cháu nên duyên trăm năm”.

Thay mặt nhà trai gửi lời cảm ơn đến nhà gái

“Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn vì sự đón tiếp chu đáo, thân tình của gia đình nhà gái. Cảm ơn sự có mặt của tất cả các cụ, các ông, các bà, các cô dì chú bác đã tham dự buổi lễ dạm ngõ hôm nay. Tôi cũng hy vọng hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) sẽ yêu thương nhau, cùng nhau nâng đỡ và làm tròn bổn phận của người làm con với hai bên gia đình”.

Mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà gái

bai phat bieu trong le dam ngo

Đại diện nhà gái cũng cần chuẩn bị và phát biểu trong lễ dạm ngõ

Trong quá trình tổ chức lễ dạm ngõ, đại diện họ nhà trai và đại diện họ nhà gái sẽ phải lần lượt đứng dậy phát biểu để buổi lễ diễn ra trọn vẹn. Cụ thể, sau lời chào hỏi của đại diện nhà trai thì đại diện họ nhà gái cũng phải có lời chào và giới thiệu các thành viên của họ nhà gái. Sau khi nhà trai tuyên bố mục đích của buổi lễ và giới thiệu sính lễ thì nhà gái cần cử đại diện chấp thuận và nhận lễ.

Cuối cùng, khi nhận lời cảm ơn của gia đình nhà trai, đại diện họ nhà gái cũng cần có lời cảm ơn vì nhà trai đã không quản ngại đường xá xa xôi mang lễ vật đến để gặp mặt, trao đổi về hạnh phúc và tương lai của con cái. Đồng thời, mời nhà trai cùng uống nước, dùng trầu để trao đổi kỹ hơn…. Cụ thể, mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ của đại diện họ nhà gái thường gồm các phần:

Lời chào hỏi và giới thiệu về thành viên của đoàn nhà gái

“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với cô dâu – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên cô dâu) và là đại diện của họ nhà. Thay mặt họ nhà gái, tôi xin gửi lời chào đến tất cả các cụ, các ông, các bà đã bớt thời gian để tham buổi lễ dạm ngõ của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu). Thành phần của họ nhà gái chúng tôi gồm (giới thiệu tên và vai vế so với cô dâu theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.

Tuyên bố chấp thuận nhận lễ dạm ngõ của họ nhà gái

bai phat bieu trong le dam ngo

Nhà gái sẽ nhận lễ dạm và đồng ý cuộc hôn nhân của đôi bạn trẻ

“Chúng tôi được biết cháu (tên cô dâu) và cháu (tên chú rể) đã quen biết, tìm hiểu từ lâu. Cháu (tên cô dâu) đã xin phép bố mẹ, gia đình nội ngoại để tiến đến hôn nhân với cháu (tên chú rể). Nay gia đình nhà trai không quản ngại đường xá xa xôi, đem mâm trầu tráp lễ đến làm lễ dạm ngõ xin cưới cháu (tên cô dâu). Tôi xin lại diện cho gia đình nhà gái nhận mâm trầu cau và đồng ý để hai cháu tiến tới hôn nhân”.

Thay mặt họ nhà gái gửi lời cảm ơn đến họ nhà trai

“Sau đây tôi xin mời hai gia đình cùng ngồi ăn trầu, uống nước để bàn bạc, thống nhất ngày lành tháng tốt làm lễ ăn hỏi và lễ thành hôn cho hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu). Xin mời các ông các bà!”.

Lưu ý khi chuẩn bị bài phát biểu trong lễ dạm ngõ

bai phat bieu trong le dam ngo

Bạn có thể tham khảo bài phát biểu lễ dạm ngõ ngắn gọn súc tích mẫu trên mạng internet

Ấn tượng ban đầu luôn rất quan trọng. Nội dung của bài phát biểu trong lễ dạm ngõ có thể khiến nhà trai, nhà gái có ấn tượng tốt hơn hoặc ngược lại. Vì vậy, người chuẩn bị bài phát biểu lễ dạm ngõ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Bài phát biểu hay trong lễ dạm ngõ là điều nhiều người tìm kiếm. Nhưng khi viết bài phát biểu nên tập trung vào các vấn đề chính của buổi lễ. Tránh viết lan man, dài dòng, tránh sự hoa mỹ không cần thiết.
  • Bạn có thể tự viết bài phát biểu cũng có thể tham khảo bài phát biểu mẫu trong lễ dạm ngõ được Mimosa Wedding hoặc các đơn vị khác chia sẻ trên mạng. Căn cứ vào đó, tiến hành sửa đổi cho phù hợp.
  • Nội dung bài phát biểu trong lễ dạm ngõ phải ngắn gọn súc tích, câu từ đơn giản, dễ hiểu. Tránh sử dụng các từ mang đậm tính vùng miền, nhất là khi hai gia đình không sống trong cùng một vùng miền.
  • Ngoài tham khảo bài phát biểu lễ dạm ngõ ngắn gọn súc tích mẫu, bạn nên tìm người viết tốt để soạn thảo bài phát biểu trước ít nhất một tuần. Gửi trước để người đại diện thuộc lời, có thể phát biểu một cách đầy đủ.

Trong bài viết này, Mimosa Wedding đã cung cấp cho bạn mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ hay và các lưu ý khi chuẩn bị bài phát biểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có bài phát biểu lễ dạm ngõ hay nhất!

Xem thêm bài viết :

Quay lại
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm cưới hỏi
23-09-2024
Bạn muốn gửi thư tỏ tình đến người ấy nhưng chưa biết viết như thế nào? Tìm hiểu cách viết thư tỏ tình ngay...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
20-09-2024
Lễ dạm ngõ là nghi thức mở đầu cho các nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Đây là dịp để hai gia...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
19-09-2024
Lễ dạm ngõ là một trong những nghi thức truyền thống và quan trọng nhất đối với các cặp đôi khi sẵn sàng tiến...
Xem thêm >>
Blog cưới
08-09-2024
Thủ tục cưới hỏi đang ngày càng được đơn giản hóa để phù hợp hơn với cuộc sống của các cư dân hiện đại....
Xem thêm >>
Blog cưới
21-07-2024
Nhiều cặp đôi đã thực hiện lễ dạm ngõ nhưng sau đó lại chia tay. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì sau khi...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Lễ dạm ngõ, hay còn gọi là lễ chạm ngõ, là một trong những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người...
Xem thêm >>