Nhiều cặp đôi đã thực hiện lễ dạm ngõ nhưng sau đó lại chia tay. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì sau khi dạm ngõ thì đàng gái đã là một nửa con dâu. Do vậy, nếu một trong hai nhà hoặc cả hai muốn hủy hôn thì nhà gái sẽ trả lễ lại coi như hôn sự không được thực hiện nữa. Vậy cách trả lễ dạm ngõ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Khi hủy hôn sau lễ dạm ngõ, việc trả lễ là một phần quan trọng để hai bên gia đình giữ gìn sự tôn trọng và hòa khí. Dù không thể trở thành thông gia tuy nhiên việc trả lễ thể hiện hôn lễ hoàn toàn bị hủy và bày tỏ quan điểm với bạn bè, người thân. Dưới đây là trình từ về cách trả lễ dạm ngõ.
Nếu một trong hai gia đình có ý định hủy hôn thì điều đầu tiên trước khi trả lễ lại là thông báo cho gia đình bên còn lại về vấn đề này. Việc báo trước vừa sắp xếp thời gian, ổn định tâm lý để việc gặp mặt sẽ hòa khí hơn.
Sau đó, hai bên gia đình sẽ nói chuyện, trao đổi và thỏa thuận với nhau về việc hủy hôn, thông báo cho họ hàng cũng như sắp xếp thời gian để trả lại lễ dạm ngõ. Điều này cần được thực hiện một cách tế nhị và tôn trọng để tránh gây xích mích.
Thông thường, nhà gái sẽ chuẩn bị và hoàn nguyên nhất có thể các lễ vật được gia đình nhà trai đem đến buổi lễ dạm ngõ. Cách trả lễ dạm ngõ này đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên. Thông thường lễ vật cần chuẩn bị như trầu cau, hoa quả, trà rượu thuốc và có sính lễ đi tặng cô dâu nếu có cũng sẽ được trả lại. Nếu như không có hoặc đã sử dụng thì nhà gái sẽ chủ động bù bổ sung hoặc quy đổi ra tiền mặt để trả lại.
Tương tự như thời gian chuẩn bị của nhà trai thì nhà gái cũng sẽ nên chuẩn bị từ trước khoảng 1 ngày trước ngày gặp mặt để lễ vật được tươi mới. Cách này cũng thể hiện được nhà gái có cách ứng xử văn minh khi trả lễ dạm ngõ.
Sau khi đã chuẩn bị đủ các lễ vật và sắp xếp thời gian hẹn gặp việc trả lễ dạm ngõ sẽ thường được thực hiện tại nhà gái. Hai bên gia đình nên giữ bình tĩnh và lịch sự để giữ hòa khí giữa hai bên.
Tùy theo phong tục và tục lễ địa phương mỗi gia đình sẽ có cách trả lễ dạm ngõ và đi đến các thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc hủy hôn. Việc này hoàn toàn có thể dựa trên quan niệm và sắp xếp của gia đình.
Nếu trong quá trình chuẩn bị cho hôn lễ, hai bên gia đình đã chi tiêu cho các khoản như đặt cọc nhà hàng, mua sắm lễ phục, v.v., thì cần thỏa thuận để giải quyết các vấn đề tài chính này một cách hợp lý. Đây cũng là vấn đề khá tế nhị và dễ gây mất hòa khí giữa hai bên. Do vậy hãy lựa lời và có hướng giải quyết khéo léo, công bằng nhất có thể.
Sau khi hai bên gia đình đã thống nhất và hoàn tất việc trả lễ, cần thông báo tới người thân và bạn bè về việc hủy hôn để tránh hiểu lầm và tạo sự thông cảm từ mọi người. Đồng thời việc thông báo này cũng sẽ giúp người thân, bạn bè xấu hổ khi không biết chuyện và hỏi thăm lẫn nhau.
Việc trả lễ dạm ngõ chỉ xảy xa khi hôn sự giữa cặp đôi bị hủy. Thế sự vô thường, dù cặp đôi đã tiến hành lễ dạm ngõ. Cô dâu chú rể cũng được coi là nửa dâu nửa rể của hai bên dòng họ. Tuy nhiên, về mặt tình lý thì lễ thành hôn chưa hoàn thiện thì vẫn chưa chính thức. Do vậy mà nếu hôn sự của cặp đôi dâu rể không thanh thường nhà gái sẽ chủ động trả lễ lại cho nhà trai.
Thông thường nhà gái sẽ trả lại lễ vật, sính lễ mà gia đình nhà trai đã đem đến trao trong lễ dạm ngõ. Và người đứng ra sẽ là người lớn đến gặp mặt và bàn chuyện với nhau về vấn đề này.
Xét về mặt luật pháp thì nhà gái có quyền được giữ lại toàn bộ lễ do đây là nhà nhà trai tự nguyện trao tặng. Về tình cảm thì nếu nhà trai từ hôn thì nhiều gia đình sẽ không nhận nhà gái trả lễ lại. Việc này cũng thể hiện sự xin lỗi của gia đình nhà trai tới nhà gái.
Tùy theo trường hợp thực tế mà nhiều người sẽ hoặc không ủng hộ việc nhà trai đòi lại lễ dạm ngõ. Vì nếu lễ vật đã trao tặng thì trên pháp luật nhà trai không có quyền đòi lại. Tuy nhiên, lễ vật lễ dạm ngõ cũng không quá lớn trừ trường hợp nhà trai trao tặng trước một số sính lễ, quà giá trị. Do vậy mà đôi khi không cần thiết phải đòi lại lễ dạm ngõ ban đầu.
Trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên gia đình hay cặp dâu rể khiến hôn lễ không thể thực hiện thì cũng khó tránh khỏi việc nghĩ tới các cách để trả lại lễ dạm ngõ. Sau khi trả lại hai bên sẽ coi như không còn liên quan và hủy bỏ hôn sự.
Việc này có nhiều bàn luận và ý kiến trái chiều. Một số đồng tình rằng nên đòi bồi thường nhưng một số cho rằng việc này là không cần. Tuy nhiên cũng có thể xét trên nhiều góc độ đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến việc hủy hôn. Nếu là một trong hai bên có dấu hiệu lừa dối, làm ảnh hưởng đến danh dự của nhau thì việc bồi thường là khá hợp lý. Việc này sẽ được quyết định dựa trên thỏa thuận của hai gia đình. Nhưng nói đến vấn đề tiền bạc nên khá tế nhị và cần cách xử sự khéo léo.
Lễ lại quả hay còn gọi là đáp lễ là việc nhà gái gửi lại 1 phần lễ vật hoặc thường là chuẩn bị một phần lễ vật khác trao cho gia đình nhà trai. Phong tục này được coi là có qua có lại. Còn việc trả lễ dạm ngõ là cách làm mà hôn lễ bị hủy sau khi tiến hành lễ dạm ngõ.
Do vậy mà tính chất của hai lễ này hoàn toàn khác nhau. Cùng là trao trả lễ vật nhưng một bên tích cực một bên lại không phải tin vui đối với hai bên gia đình. Do vậy đừng nhầm lẫn hai lễ này nhé!
Việc hủy hôn là việc không gia đình nào mong muốn. Khi hủy hôn thường nhà gái sẽ trả lại các lễ vật và sính lễ nhà trai trao. Vậy những trường hợp trả lễ và cách trả lễ dạm ngõ như thế nào? Mimosa Wedding mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ có ích để hai bên gia đình sắp xếp trả lễ lịch sự và hòa khí.
THAM KHẢO THÊM