Lễ ăn hỏi miền Bắc: Các thủ tục, trình tự và Nghi lễ 

Tuy lễ ăn hỏi là một nghi thức truyền thống của người Việt nhưng theo từng vùng lại có những điều chỉnh nhỏ phù hợp với phong tục và tập quán. Dưới đây là bài chia sẻ của Mimosa Wedding về lễ ăn hỏi miền bắc và những điểm khác biệt ở các tỉnh này nhé.

Thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc 

Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Mỗi vùng lại có những thay đổi để phù hợp với tập quán và lối sinh hoạt. Đặc biệt là ở miền Bắc thường luôn chú trọng khá nhiều đến lễ nghi và hình thức của các phong tục truyền thống. Do vậy mà lễ ăn hỏi ở miền bắc có những đặc điểm vùng miền rất riêng. Dưới đây là trình tự lễ ăn hỏi miền Bắc đầy đủ:

Chuẩn bị trước lễ ăn hỏi

Trước khi diễn ra lễ ăn hỏi, hai gia đình luôn gặp mặt và bàn bạc trước từ 3-6 tháng. Mỗi bên sẽ tiến hành xem ngày, giờ và thống nhất với nhau về ngày ăn hỏi chính thức. Sau khi chọn ngày, sẽ cần chuẩn bị đến lễ vật và tráp ăn hỏi. Tùy theo điều kiện và yêu cầu nhà gái. Số lượng lễ vật luôn là số lẻ khi chuẩn bị nhưng nhất định phải có tráp trầu cau, rượu thuốc,…

Nhà trai đến nhà gái

Gia đình và họ hàng thân thiết của nhà trai sẽ sắp xếp đến nhà gái trước từ 5-10 phút sớm hơn so với giờ kế hoạch. Đoàn nhà trai thường gồm cha mẹ chú rể, chú rể, và các thành viên thân thiết khác, mang theo các mâm lễ vật.

Ngoài ra, trước khi xuất phát và gần tới nơi. Nhà trai nên tinh tế liên hệ trước với nhà gái để có thể chuẩn bị tốt nhất. Đội hình nhà gái khi đến giờ cũng đã chuẩn chờ sẵn để tiếp đón. Thông thường sẽ gồm cha mẹ, người thân, cô dâu và đội đón tráp nhà gái.

lễ ăn hỏi miền bắc
Nhà gái chuẩn bị đón tiếp nhà trai

Lễ chào hỏi và trao lễ vật

Sau khi đã đón tiếp và ổn định vị trí, những nghi thức quan trọng nhất của lễ ăn hỏi sẽ bắt đầu. Đầu tiên sẽ là hai bên gia đình giới thiệu thành viên tham dự. Phía nhà trai sẽ có một người thân trong họ được mọi người tôn trọng hoặc thân thiết với chú rể thay mặt phát biểu. Phía nhà gái cũng có người đại diện đứng lên bày tỏ quan điểm và sự đồng thuận.

Đặc biệt, hai đại diện của hai gia đình luôn sẽ dành những lời chúc phúc tốt đẹp cho cặp đôi chính của buổi lễ. Đây không hẳn là một nghi thức mà là mang ý nghĩa về sự chúc phúc của gia đình, mong muốn cho cặp đôi trẻ có được một gia đình viên mãn, hòa thuận.

Sau khi phát biểu của hai gia đình, nhà trai sẽ chính thức trao lễ vật cho nhà gái. Cô dâu cũng sẽ được chú rể đón ra thể hiện rằng gia đình nhà gái đã đồng ý gả cô dâu cho nhà trai.

Lễ dâng hương

Dâng hương bàn thờ gia tiên: Đây được coi là nghi thức tâm linh và văn hóa quan trọng. Việc dâng hương chính và sự báo cáo với tổ tiên. Việc gả con gái và ra mắt con rể tương lai của dòng họ. Sau khi lễ dâng hương hoàn thành thì lễ ăn hỏi mới được xác định là chính thức.

lễ ăn hỏi miền bắc
Lễ dâng hương bàn thờ tổ tiên

Lễ trao trang sức

Trao trang sức: Nhà trai trao trang sức cho cô dâu trước sự chứng kiến của hai họ. Thông thường sẽ là trao nhẫn hoặc vòng kiềng – vòng trang sức vàng truyền thống. Nếu gia đình có điều kiện hơn có thể trao thêm trang sức nhưng chất liệu mà các gia đình chọn lựa hầu hết sẽ là vàng.

Tiệc ăn hỏi

Tiệc mừng: Sau khi các nghi lễ xong, hai gia đình cùng nhau dự tiệc tại gia đình nhà gái. Do thời gian diễn ra lễ ăn hỏi không ngắn nên một tiệc nhỏ sẽ giúp mọi người thư giãn và gắn kết hơn. Lúc này hai bên gia đình có thể trò chuyện, cùng bàn bạc về những kế hoạch sắp tới cho lễ cưới cũng như giới thiệu các thành viên tham dự để quen thuộc hơn.

Kết thúc lễ ăn hỏi

Sau khi buổi lễ kết thúc, mọi người cũng đã trò chuyện và gắn kết hơn sau tiệc nhỏ. Nhà gái sẽ sắp xếp quà đáp lễ cho nhà trai. Đây cũng được coi là một truyền thống có qua có lại của người Việt. Việc này cũng thể hiện thái độ và sự đồng thuận của gia đình. Sau đó, gia đình nhà gái sẽ tiễn nhà trai về và chuẩn bị cho lễ cưới chính thức sắp tới.

>>> THAM KHẢO: Phong tục cưới hỏi (Miền Bắc)

Lưu ý trong nghi lễ ăn hỏi miền Bắc

  • Trang phục: Cả hai bên gia đình nên ăn mặc trang trọng, phù hợp với nghi lễ.
  • Tổ chức lễ ăn hỏi: Mọi việc cần được tổ chức chu đáo, đảm bảo không khí vui vẻ và trang trọng.
  • Thời gian: Lễ ăn hỏi thường diễn ra vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tùy thuộc vào sự thuận tiện của hai gia đình.
lễ ăn hỏi miền bắc
Trang phục mặc trong lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một nghi thức mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của người miền Bắc, đánh dấu bước tiến quan trọng trên con đường hôn nhân của đôi trẻ. Việc tuân thủ đúng các thủ tục và trình tự không chỉ thể hiện sự tôn trọng truyền thống mà còn góp phần tạo nên sự gắn kết bền vững giữa hai gia đình.

Điểm khác biệt trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Nếu chỉ đơn thuần nhìn trình tự các nghi thức lễ ăn hỏi thì khó có thể nhận ra được điểm khác biệt rõ ràng của lễ ăn hỏi miền bắc. Điểm rõ nhất bạn có thể nhận thấy chính là đến từ mâm tráp lễ ăn hỏi miền Bắc. 

Các mâm tráp lễ ăn hỏi miền Bắc gồm những gì?

Các mâm tráp lễ ở miền Bắc đều luôn đầy đủ. Đảm bảo theo đúng nghi thức và lễ tục truyền thống, văn hóa. Về cơ bản sẽ có những mâm lễ như sau:

  • Tráp trầu cau: Cau được bổ và têm trầu cẩn thận.
  • Tráp rượu và thuốc lá: Bao gồm rượu nếp và thuốc lá truyền thống.
  • Tráp chè (trà): Chè Thái Nguyên hoặc các loại chè ngon.
  • Tráp bánh cốm: Bánh cốm Hà Nội, một đặc sản truyền thống.
  • Tráp bánh phu thê (xu xê): Bánh mang ý nghĩa vợ chồng hạnh phúc.
  • Tráp hoa quả: Các loại quả tươi ngon, thường có táo, lê, nho.
  • Tráp lợn sữa quay: Lợn sữa quay nguyên con.
  • Tráp xôi gấc: Xôi gấc đỏ, tượng trưng cho sự may mắn.
  • Tráp trang sức: Trang sức bằng vàng, bao gồm nhẫn cưới, vòng cổ, vòng tay cho cô dâu.
lễ ăn hỏi miền bắc
Các loại lễ chuẩn bị tráp ăn hỏi

Phong cách chuẩn bị trang trí cho tráp lễ ăn hỏi miền Bắc

Tuy nhiên, miền bắc tương đối coi trọng những yếu tố truyền thống và cầu kỳ cho tráp lễ hỏi.

Tráp ăn hỏi trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam ngoại trừ tráp trầu cau thì có những sự thay đổi. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:

  • Miền Bắc: Lễ vật được chuẩn bị rất cầu kỳ và tinh tế, chú trọng đến hình thức và ý nghĩa tượng trưng của từng loại lễ vật.
  • Miền Trung: Đơn giản hơn và mang tính thực tế, lễ vật được chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng không quá cầu kỳ về hình thức.
  • Miền Nam: Cách trang trí lễ vật cũng đơn giản và dễ thực hiện. Thường sẽ trang trí các mâm tráp nhỏ thay vì cồng kềnh và hoành tráng.

Ý nghĩa và truyền thống của tráp lễ ăn hỏi miền Bắc

  • Miền Bắc: Tráp ăn hỏi miền Bắc thường mang nhiều ý nghĩa truyền thống, thể hiện sự tôn kính tổ tiên và các nghi thức lễ giáo cổ truyền.
  • Miền Trung: Mang tính giản dị và gần gũi hơn. Lễ vật thường là những đặc sản vùng miền và có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
  • Miền Nam: Lễ vật sáng tạo, linh hoạt,, dễ sử dụng và mang tính tiện lợi. Có thể chọn theo thị hiếu của từng gia đình.

Ngoài ra, lễ vật được chọn cho tráp ăn hỏi cũng có sự khác biệt nho nhỏ về loại bánh, loại rượu,….

Mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng về tráp ăn hỏi, phản ánh nét văn hóa và phong tục truyền thống của từng vùng. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc, gắn bó bền lâu và hai gia đình trở nên thân thiết, hòa thuận.

Mẫu tráp lễ ăn hỏi miền bắc

Số lượng tráp lễ cũng tương tự với mọi miền là 5-7-9-11 tráp tùy thuộc theo điều kiện của gia đình chú rể cũng như yêu cầu của nhà cô dâu. Tuy nhiên, đặc điểm là sự hoành tráng và công phu trên mỗi tráp trang trí.

lễ ăn hỏi miền bắc

Trang trí tráp ăn hỏi 7 lễ miền Bắc

Tổ chức một lễ ăn hỏi miền Bắc chuẩn yêu cầu cầu kỳ nhiều hơn các vùng miền khác. Do vậy, Mimosa Wedding mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị được một buổi lễ ăn hỏi thành công.

Quay lại
Bài viết liên quan
Blog cưới
21-07-2024
Nhiều cặp đôi đã thực hiện lễ dạm ngõ nhưng sau đó lại chia tay. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì sau khi...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Lễ dạm ngõ, hay còn gọi là lễ chạm ngõ, là một trong những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Nếu nói đến hôn lễ và lễ ăn hỏi thì những gì cần chuẩn bị hầu hết dâu rể đều có những hiểu biết cơ bản....
Xem thêm >>
Kiểu tóc cô dâu
10-07-2024
Mỗi một cô dâu đều muốn được xinh đẹp nhất trong lễ ăn hỏi của mình. Do vậy, từ trang phục, makeup, kiểu tóc...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
07-07-2024
Bạn muốn tự chuẩn bị các tráp lễ ăn hỏi? Nhưng để trang trí đẹp, đầy đủ các lễ vật mà còn trang trọng,...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
27-06-2024
Lễ ăn hỏi là một sự kiện quan trọng không kém ngày cưới. Do vậy từ khâu chuẩn bị đến khâu trang trí lễ ăn hỏi...
Xem thêm >>