Wedding planner – một trong những ngành nghề đang lên hot nhất hiện nay, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ yêu thích sáng tạo và tổ chức sự kiện. Nhưng thực tế, công việc này cụ thể ra sao và mức thu nhập có hấp dẫn như lời đồn? Nếu bạn đang tò mò về ngành nghề này, bài viết dưới đây Mimosa Wedding sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chân thực nhất.
Mục lục
Khi nhắc đến wedding planner không phải là từ quá mới mẻ với giới trẻ nhưng nó cũng chỉ mới xuất hiện phổ biến hơn từ các thành phố lớn và dần mở rộng ra trong 10 năm trở lại đây. Chính vì điều đó mà nhiều bạn cớ khái niệm tương đối mơ hồ về công việc và vai trò của một wedding planner.
Nói một cách đơn giản thì wedding planner là người đóng vai trò “đạo diễn” cho đám cưới, đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch và theo đúng phong cách mà cô dâu chú rể mong muốn. Hay nói cách khác đó chính là những người làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
Họ sẽ là những người lên kế hoạch, thực hiện mọi công việc chuẩn bị cho một lễ cưới hoàn chỉnh từ lựa chọn địa điểm, lên kịch bản, trang trí, tìm kiếm các dịch vụ và đơn vị liên quan như váy cưới, vest, chụp ảnh cưới, nơi tổ chức sự kiện sao cho phù hợp với giới hạn tài chính của bạn. Dâu rể có thể tìm đến những đơn vị, cá nhân chuyên về lên kế hoạch tổ chức đám cưới lo tất tần tật từ a-z mà không cần phải lo lắng gì.
Xem thêm: 20 Công Đoạn Chuẩn Bị Đám Cưới
Nếu bạn đang thắc mắc wedding planner là làm gì, hãy tưởng tượng rằng họ chính là “đạo diễn” của đám cưới – người biến ý tưởng thành hiện thực và giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Công việc của họ không chỉ gói gọn trong ngày cưới mà trải dài từ khâu lên kế hoạch đến hậu kỳ.
Wedding planner sẽ làm việc trực tiếp với cô dâu chú rể để hiểu rõ phong cách, mong muốn và ngân sách của họ. Từ những thông tin này,họ sẽ tư vấn và đề xuất các concept cưới độc đáo, phù hợp với câu chuyện tình yêu của cặp đôi.
Họ cũng sẽ cập nhật các xu hướng cưới mới nhất để giúp cô dâu chú rể có một đám cưới ấn tượng. Sau khi thống nhất ý tưởng, họ sẽ lập kế hoạch chi tiết về từng hạng mục như chọn địa điểm, trang trí, thực đơn, âm nhạc, trang phục, lịch trình sự kiện… Tất cả đều được lên kế hoạch chặt chẽ nhằm đảm bảo quá trình chuẩn bị diễn ra thuận lợi và không gặp sự cố phát sinh.
Quản lý ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Họ không chỉ giúp cặp đôi xác định số tiền cần chi mà còn phân bổ ngân sách hợp lý để tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Wedding planner sẽ tư vấn cho cô dâu chú rể về các khoản cần ưu tiên, từ địa điểm tổ chức, thực đơn tiệc cưới, trang phục cho đến các dịch vụ bổ trợ như quay phim, chụp ảnh.
Họ cũng đảm nhận vai trò thương lượng giá cả với các nhà cung cấp, giúp cặp đôi nhận được mức giá tốt nhất mà vẫn đảm bảo dịch vụ chất lượng. Nhờ đó, cô dâu chú rể có thể tránh được những khoản chi phí phát sinh không cần thiết và có sự chuẩn bị tài chính hợp lý cho ngày trọng đại.
Mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ cưới là yếu tố quan trọng giúp một đám cưới diễn ra trọn vẹn. Wedding planner chính là người trung gian kết nối cô dâu chú rể với các đơn vị như địa điểm tổ chức, đội ngũ trang trí, nhiếp ảnh gia, ban nhạc, MC… Họ sẽ tìm kiếm, đánh giá và đề xuất những đối tác phù hợp nhất với phong cách và ngân sách của cặp đôi.
Bên cạnh đó, họ cũng giám sát quá trình làm việc của các nhà cung cấp để đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu ban đầu. Nếu có vấn đề phát sinh, họ sẽ nhanh chóng tìm giải pháp để đảm bảo đám cưới vẫn diễn ra hoàn hảo. Nhờ đó, cô dâu chú rể có thể hoàn toàn yên tâm và tận hưởng ngày cưới mà không phải lo lắng về những khâu tổ chức phức tạp.
Xem thêm: Mẫu Thực Đơn Đám Cưới
Trong ngày trọng đại, wedding planner chính là người giữ vai trò điều phối tổng thể, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng kế hoạch. Họ sẽ theo dõi sát sao từng chi tiết, từ khâu chuẩn bị trang phục, sắp xếp chỗ ngồi, kiểm tra hệ thống âm thanh, ánh sáng, đến việc đảm bảo nghi lễ cưới diễn ra đúng thời gian.
Ngoài ra, các planner cũng là người xử lý những tình huống bất ngờ như thời tiết thay đổi, trục trặc kỹ thuật hay sự cố từ khách mời. Nhờ sự linh hoạt và chuyên nghiệp của họ, cô dâu chú rể có thể tận hưởng khoảnh khắc trọng đại của mình một cách trọn vẹn mà không phải bận tâm đến những vấn đề hậu trường.
Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức đám cưới, bên lên kế hoạch còn hỗ trợ cặp đôi trong các công việc sau hôn lễ. Họ có thể giúp thu dọn các hạng mục trang trí, quản lý việc thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp và gửi lời cảm ơn đến khách mời. Ngoài ra, một số còn hỗ trợ chỉnh lên kế hoạch cho tuần trăng mật của cô dâu chú rể.
Xem thêm: Đám cưới vàng là bao nhiêu năm?
Để trở thành một wedding planner, bạn không nhất thiết phải có một lộ trình học tập cố định, nhưng việc trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng phù hợp sẽ giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.
Mặc dù không có một chương trình đào tạo đại học chính quy nào chuyên biệt về tổ chức, lên kế hoạch đám cưới, nhưng một số ngành học sau đây có thể cung cấp nền tảng vững chắc để bạn theo đuổi nghề này:
Quản trị sự kiện (Event Management)
Đây là ngành học phổ biến và có nhiều điểm tương đồng nhất. Bạn sẽ được đào tạo về lập kế hoạch, tổ chức sự kiện, quản lý tài chính, điều phối nhân sự và xử lý tình huống phát sinh – tất cả đều là những kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực cưới hỏi.
Marketing và truyền thông (Marketing & Communication)
Đây cũng là một ngành học mà các cử nhân có sự linh hoạt và nhanh nhẹn trong các sự kiện tiệc cưới. Bên cạnh đó, họ cũng nắm được nhu cầu và thị hiếu khách hàng tương đối tốt nên chỉ cần bổ sung thêm các kiến thức và kinh nghiệm để làm tốt được vị trí này
Quản lý nhà hàng – khách sạn (Hospitality Management)
Thường thì việc tổ chức tiệc cưới se tại các trung tâm sự kiện, nhà hàng khách sạn nên việc học ngành quản lý cũng giúp bạn trong các yếu tố để lên kế hoạch, sắp xếp nhân sự, thực đơn cho hôn lễ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về wedding planning, học từ kinh nghiệm thực tế qua việc làm trợ lý cho các wedding planner chuyên nghiệp hoặc tự học qua các nguồn tài liệu online.
Bên cạnh kiến thức, để thành công với nghề này bạn cần sở hữu những kỹ năng quan trọng sau:
Xem thêm: Kịch Bản MC Đám Cưới Nhà Trai
Mức thu nhập của nghề lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho đám cưới, hôn lễ không phải là con số cố định, mà được quyết định bởi nhiều yếu tố.
Càng có nhiều kinh nghiệm và danh tiếng trong ngành, wedding planner càng dễ thu hút khách hàng và có mức thu nhập cao do họ thường được các cặp đôi tin tưởng, sẵn sàng trả mức phí cao hơn để nhận được dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, các planner này cũng tạo được mạng lưới đối tác, mối quan hệ giúp các sự kiện và đám cưới do họ chủ trì tranh thủ được nhiều lợi ích.
Wedding planner có thể chọn phục vụ các đám cưới quy mô nhỏ hoặc những sự kiện cưới cao cấp. Không nói đến khả năng tài chính của dâu rể thì mức thưởng ngoài thù lao, hoa hồng và có thể thêm những khoản thu khác thì những phân khúc khách hàng cao cấp thường mang lại thu nhập đáng mơ ước.
Kỹ năng và kiến thức chuyên môn
Ngành tổ chức đám cưới yêu cầu planner phải có khả năng quản lý tốt, kỹ năng giao tiếp khéo léo và kiến thức về xu hướng cưới. Các planner nắm vững xu hướng, có gu thẩm mỹ tinh tế, đàm phán giỏi với nhà cung cấp sẽ tăng giá trị bản thân, đem lại nguồn thu nhập tốt hơn.
Do nguồn thu chính sẽ dựa trên hoa hồng, tiền thưởng của mỗi sự kiện, planner đám cưới thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào số dự án mà họ nhận được trong mỗi tháng. Càng nhận nhiều đám cưới, thu nhập càng cao. Đối với những planner làm freelance, việc duy trì khách hàng ổn định rất quan trọng.
TRong những năm trở lại đây, công việc lên kế hoạch tổ chức đám cưới vẫn chỉ tương đối nổi trội tại các thành phố lớn. Những điểm tỉnh lẻ thường không cần thiết cho dịch vụ này nên Wedding planner làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thường có thu nhập cao hơn do nhu cầu tổ chức đám cưới sang trọng và ngân sách khách hàng lớn hơn so với khu vực nhỏ.
Nhiều người tò mò wedding planner lương bao nhiêu và liệu đây có phải là một nghề có mức thu nhập hấp dẫn hay không. Câu trả lời là “có”, nhưng nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, quy mô sự kiện và vị trí làm việc.
Ngoài lương cố định, thì các thu nhập khác từ tiền thưởng, hoa hồng mỗi sự kiện tổ chức cũng là một khoản thu không nhỏ. Các planner có thể tăng thu nhập thêm nhờ các khoản này. Tuy nhiên, nếu bạn là một freelancer thì hãy xây dựng thương hiệu cá nhân để mở rộng cơ hội và thu nhập tương lại cho bản thân nhé.
Với những thông tin chi tiết về công việc, mức lương, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cũng như cách tăng thu nhập hiệu quả, hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn một góc nhìn rõ ràng hơn về nghề wedding planner. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi lĩnh vực này, hãy bắt đầu bằng việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và từng bước xây dựng sự nghiệp của riêng mình.