Chuẩn bị đám cưới sao cho hoàn hảo mà vẫn tiết kiệm là bài toán đau đầu với nhiều cặp đôi. Đứng trước ngày cưới duy nhất trong đời, hẳn là bạn và người ấy đang rất lúng túng không biết đám cưới cần chuẩn bị những gì? Đầu việc nào nên thực hiện trước? Cần thời gian chuẩn bị bao lâu là đủ? Đừng lo, sau đây Cali Bridal sẽ chia sẻ đến bạn các bước chuẩn bị đám cưới tiết kiệm, đầy đủ từ A-Z.
>>> Đọc thêm:
Mục lục
Để tránh gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười” vì sự chuẩn bị khoa học của mình, bạn nên ngồi lại và hệ thống lại những công việc cần làm theo một kế hoạch chỉn chu. Trong đó có cụ thể: Chú rể cần chuẩn bị gì cho đám cưới? Cô dâu cần chuẩn bị những gì cho ngày cưới? Hãy lưu ý lại những công việc quan trọng sau đây!
Khi hai bạn quyết định tiến tới hôn nhân, bạn cần sắp xếp buổi gặp gỡ cho đôi bên gia đình. Để chuẩn bị đám cưới được suôn sẻ, hai bên gia đình sẽ cùng thống nhất những nội dung quan trọng, dự định và cách thức tổ chức sắp tới. Bên cạnh đó, buổi gặp gỡ cũng giúp tình cảm gia đình khăng khít hơn. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau hơn.
Tiếp đến trong các bước chuẩn bị đám cưới là sửa sang nhà cửa. Chắc chắn rồi, sẽ có rất nhiều bạn bè, người thân, khách mời tới nhà chung vui cùng gia đình bạn. Nhà cửa cũng là một phần bộ mặt gia đình.
Nhà cửa khang trang, sạch sẽ và gọn gàng để tiếp đón khách mời là phép lịch sự cơ bản. Đặc biệt là phòng ngủ của cô dâu – chú rể thường thay đổi mới và đẹp hơn. Một số đồ dùng như giường, tủ quần áo, bàn trang điểm, chăn ga gối đều được thay mới. Nhà cửa, phòng ở đẹp đẽ mang lại cái nhìn thiện cảm và cảm giác vui vẻ thoải mái hơn cho gia đình bạn và cả khách mời.
Trong quan niệm người Việt Nam từ bao đời này, trong nhà có việc gì trọng đại thì nhất định phải đi “xem ngày”. Đương nhiên rồi, đám cưới cũng không phải là ngoại lệ. Người ta tin rằng chọn được ngày cưới đẹp sẽ là sự khởi đầu “thuận buồm xuôi gió” cho cuộc sống hôn nhân về sau của nàng dâu và chàng rể. Vì thế để quyết định ngày cưới, gia đình sẽ đi xem ngày lành tháng tốt trước. Cô dâu, chú rể cũng cần cân nhắc đến cả sự phù hợp và thuận tiện về thời gian cho cả khách mời tham dự.
Để chuẩn bị đám cưới, bạn nhất định phải chuẩn bị một khoản ngân sách khá lớn. Mặc dù còn tùy vào quy mô đám cưới bạn dự định tổ chức. Nhưng khoản ngân sách này không hề nhỏ. Vì thế bạn cần dự trù rõ ràng ngân sách rõ ràng trước để chuẩn bị cho đám cưới tiết kiệm.
Trước hết xác định điều kiện kinh tế của hai bạn. Bạn có thể đóng góp bao nhiêu cho đám cưới? Sau đó, lập danh sách càng chi tiết càng tốt những mục cần chi, chi bao nhiêu? Bạn nên tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn để đảm bảo chi phí bỏ ra xứng đáng và tiết kiệm nhất. Đừng quên rà soát kỹ các đầu mục. Và chắc chắn rằng bạn không bị bỏ sót phần việc quan trọng nào nhé!
Tham khảo bảng dự trù ngân sách đám cưới mẫu
Để lưu lại những khoảnh khắc tình yêu đẹp nhất trong đời, ảnh cưới sẽ giúp bạn hiện thực hóa điều đó. Thực tế là chụp ảnh cưới không đơn giản như bạn nghĩ. Chụp ảnh cưới trải qua khá nhiều bước: xác định phong cách chụp, địa điểm chụp, trang phục, phong cách makeup, làm tóc, studio chụp, thợ nháy,…
Ảnh cưới hay những sản phẩm như video pre wedding giúp thể hiện tinh thần cá nhân trong bữa tiệc của hai bạn. Khách mời sẽ nhận ra ngay bữa tiệc cưới từ xa bởi những bức hình tuyệt đẹp ấy. Bạn sẽ chọn ra bức hình ấn tượng nhất để làm ảnh để cổng. Một số bức ảnh lồng vào khung nhỏ nhắn để trang trí.
Để có một bộ ảnh đẹp mắt và ý nghĩa nhất, bạn cần thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh cưới thường được chụp trước 1-2 tháng để kịp thời gian chỉnh sửa, in ấn.
>> Xem thêm: Bật mí 20 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp không thể bỏ qua!
Trong những việc cần chuẩn bị cho đám cưới, lên danh sách khách mời là đầu việc quan trọng cần lưu ý. Trên thực tế, đây là phần việc có phần nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến tình cảm các mối quan hệ xung quanh. Bạn hãy lên danh sách những người bạn mong muốn họ sẽ góp mặt trong ngày vui của mình.
Để tránh bị trùng lặp hoặc bỏ sót, bạn nên lập danh sách khách mời theo cách khoa học nhất. Ví dụ như phân ra theo mối quan hệ: bạn cấp 1, cấp 2, cấp 3, bạn đại học, bạn sinh hoạt câu lạc bộ, đồng nghiệp cũ/hiện tại, họ hàng gần/xa, hàng xóm, người thân…
Khách mời tham dự đám cưới thường ít nhất cũng 100 người trở lên. Lập danh sách khách mời theo cách này sẽ hạn chế vấn đề không mong muốn nhất.
Tiếp theo, từ danh sách khách mời, bạn sẽ dự tính số lượng khách tham dự để lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp. Thông thường số khách mời tới dự tiếc sẽ khoảng 70-80% trên số lượng khách bạn gửi thiệp. Khi chuẩn bị đám cưới, bạn có thể sẽ phải đứng trước rất nhiều lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới. Mimosa Wedding sẽ gợi ý đến bạn một số tiêu chí để việc lựa chọn dễ dàng hơn:
Tùy vào nhu cầu mỗi gia đình, bạn có thể sắp xếp vị trí ưu tiên của những tiêu chí trên. Nếu nhà hàng đáp ứng được đủ các tiêu chí, chắc chắn đó là địa điểm tổ chức lý tưởng cho bạn và người ấy rồi.
Thực đơn tiếp đãi thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của bạn và gia đình đối với những vị khách quý đến tham dự. Thực đơn ngon miệng, đầy đặn và đẹp mắt, ai mà chẳng thích! Hầu hết nhà hàng đều có những thực đơn được thiết kế mẫu để bạn tham khảo. Bạn có thể tham khảo từ những thực đơn được yêu thích và đặt nhiều nhất. Nếu có thể thì hãy thưởng thức một số món để kiểm tra tay nghề đầu bếp trước khi đặt. Đừng quên chi phí thực đơn phải thực sự phù hợp với ngân sách của bạn nhé!
Thiệp cưới hiện đại ngày càng đa dạng phong cách. Không chỉ là những mẫu thiệp cưới màu đỏ truyền thống in chữ hỷ, ánh nhũ, hương thơm nhẹ. Thiệp cưới là ấn tượng đầu tiên chạm đến khách mời về ngày vui của bạn. Cô dâu, chú rể nào cũng mong muốn chuẩn bị đám cưới mình những tấm thiệp ấn tượng, khó quên mà vẫn mang đậm phong cách cá nhân. Bạn có thể tham khảo và lấy ý tưởng thiệp từ nguồn đa dạng nhất là internet. Tại nhiều doanh nghiệp in thiệp cũng có những gợi ý mẫu thiệp đẹp cho các cặp đôi.
Ngoài ra, bạn phải đảm bảo rằng thông tin in trên thiệp phải thật chính xác. Một số thông tin quan trọng như: Họ tên cô dâu, chú rể, họ tên bố mẹ, địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức,..
Đám cưới có rất nhiều đầu việc cần chuẩn bị. Bạn không nên ôm đồm quá để chuẩn bị cho đám cưới tiết kiệm. Hãy lập phân công công việc cho bạn bè, gia đình mình cùng san sẻ cùng. Sự phối hợp ăn ý sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc.
Một số công việc cần phân công như: đội hình bê tráp, phù dâu, phù rể, người tiếp đón khách mời, người phát biểu, người trông hòm tiền, người mua sắm, trang trí, dọn dẹp,…
Trang phục mặc ngày cưới của cô dâu chú rể cần khá nhiều thời gian để chuẩn bị đám cưới. Hình ảnh hai bạn thật xứng đôi khi cùng diện trang phục tone sur tone. Những mẫu váy cưới nổi bật, sang trọng, lấp lánh thu hút mọi ánh nhìn là ao ước của mọi nàng dâu. Còn vest chú rể thường được lựa chọn kiểu cách cùng màu sắc, hoa văn, họa tiết ăn ý với váy cưới cô dâu. Để chọn được những trang phục ưng ý nhất, bạn sẽ cần thời gian để thử nhiều kiểu dáng tại nhiều cửa hàng khác nhau.
Nếu đang tìm kiếm một thương hiệu váy cưới uy tín với mẫu mã đa dạng, bạn có thể nhận tự vấn tại Mimosa Wedding . Mimosa Wedding sở hữu một hệ thống váy cưới cao cấp nhập khẩu nước ngoài. Từ thiết kế váy cưới công chúa bồng bềnh, váy đuôi cá quyến rũ, váy chữ A thanh lịch đến váy dài tay, váy trễ vai, váy cúp ngực tới váy ngắn hiện đại. Với phương châm đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi tự tin đáp ứng mọi nhu cầu, sở thích của nàng dâu mới. Đến với Mimosa Wedding , bạn sẽ trở thành cô dâu xinh đẹp nhất!
>>> Tham khảo:
Kỉ vật không thể thiếu trong ngày cưới chắc chắn là đôi nhẫn cưới vô giá ấy. Nhẫn cưới đại diện cho tình yêu không thể nào đong đếm của đôi bạn. Nhẫn cưới mang ý nghĩa thiêng liêng và sẽ đi cùng hai bạn suốt đời. Bạn không cần chú trọng quá nhiều vào giá trị chiếc nhẫn. Đó có thể không phải là chiếc nhẫn đắt giá nhất. Nhưng là chiếc nhẫn mà hai bạn thật sự yêu thích.
>>> Kinh Nghiệm Chọn Mua Nhẫn Cưới Đẹp Hà Nội : Top Địa Chỉ Uy Tín
Đám cưới cần chuẩn bị những gì? Gần đến ngày cưới 1-2 tuần, khi các công việc đã gần như ổn định. Bạn sẽ cần phải xác nhận lại thông tin với những bên liên quan để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, rà soát những đầu mục xem có bỏ sót công việc nào không? Thực hiện đặt cọc, thanh toán chi phí và tiến hành thủ tục cần thiết.
Tâm lý lo lắng, mất bình tĩnh của đôi vợ chồng tương lai là tâm lý thường thấy trong những ngày chuẩn bị đám cưới. Chuẩn bị tâm lý ổn định, bình tĩnh và thư giãn là điều vô cùng cần thiết. Dù bận rộn với quá nhiều công việc, bạn vẫn nên để ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Uống đủ nước, ngủ sớm, ăn uống, tập thể dục điều độ và suy nghĩ tích cực. Những điều này sẽ giúp thần thái trong ngày cưới của đôi bạn trở nên rạng rỡ hơn.
Bạn nên lên kế hoạch tuần trăng mật từ sớm để sắp xếp thuận tiện cho công việc, đặt vé máy bay, đặt phòng. Tùy thuộc vào sở thích và ngân sách cá nhân, bạn có thể lựa chọn địa điểm tuần trăng mật trong hoặc ngoài nước.
Một số địa điểm được các đôi mới cưới yêu thích như: Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Sapa, Hạ Long,… Nếu dư giả điều kiện kinh tế, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ý cũng là những điểm tuần trăng mật lý tưởng.
Sau những ngày bận rộn chuẩn bị đám cưới, đây là sẽ khoảng thời gian tuyệt đẹp để tình cảm vợ chồng được thăng hoa. Hãy tranh thủ tận hưởng trăng mật thật ngọt ngào!
Đừng quên chuẩn bị cả phương tiện di chuyển trong ngày cưới của bạn nhé. Nếu nhà hai bạn ở gần nhau thì có thể thuê ô tô cho ngày đặc biệt này. Còn nếu một người ở miền Bắc và một người ở miền Nam, việc sử dụng máy bay sẽ là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải chuẩn bị thêm ô tô để tới trung tâm tổ chức tiệc cưới.
Một bước quan trọng tiếp theo trong kế hoạch chuẩn bị đám cưới là lựa chọn phù dâu và phù rể. Phù dâu và phù rể có thể sẽ là người đảm nhiệm công việc bê tráp trong ngày lễ ăn hỏi. Ngoài ra, đây cũng sẽ là những người hỗ trợ cô dâu, chú rể trong các kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Hãy chọn những người thân thiết, chưa kết hôn để trở thành phù dâu và phù rể trong ngày trọng đại của bạn nhé.
Trong đám cưới, một yếu tố quan trọng khác không thể thiếu chính là đại diện cho họ nhà trai và đại diện cho họ nhà gái. Mỗi bên gia đình nên chọn một người đại diện có uy tín, có khả năng nói chuyện dõng dạc, nghiêm túc và khéo léo để họ có thể đứng lên tuyên bố hoặc đưa ra quyết định đối với các vấn đề chủ chốt.
Người đại diện thường là người có quan hệ thân thiết trong gia đình. Trong một số trường hợp, cũng có thể nhờ tới hàng xóm nếu họ có thể đảm nhận tốt vai trò này.
Một số phụ kiện quan trọng cần phải chuẩn bị cho cô dâu, chú rể như: hoa cưới, cài tóc, vương miện, khăn voan, găng tay, thắt lưng, caravat,… Những phụ kiện này sẽ tạo điểm nhấn cho cô dâu và chú rể trông hoàn hảo và tự tin nhất trong ngày cưới của mình.
Dù có bận chuẩn bị đám cưới tới đâu thì hai bạn cũng nên dành chút thời gian để gặp gỡ và nói chuyện với đội phù dâu, phù rể. Biết đâu qua cuộc trò chuyện ấy, hai bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới cho kế hoạch đám cưới của mình. Hơn nữa, buổi gặp mặt này sẽ giúp mọi người cùng thống nhất các trình tự tổ chức đám cưới và có những tương tác với nhau tốt hơn trong buổi lễ.
Ở trên, bạn đã lên danh sách khách mời cụ thể cho đám cưới của mình. Vì vậy, việc cần làm bây giờ là hãy lấy thiệp đã được in và viết tên những người được mời tới đám cưới của vợ chồng bạn lên đó. Bạn nên viết thật chính xác, chỉn chu từng thông tin chi tiết của khách mời để họ cảm nhận được sự tôn trọng của hai bạn. Nếu không có thời gian hoặc lượng khách mời quá nhiều, bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè, người thân viết cùng.
Có nhiều cặp đôi thường quên chuẩn bị bao lì xì khi tổ chức đám cưới. Vì vậy, hai bạn nên chú ý vấn đề này. Hãy chuẩn bị đủ bao bao lì xì phát cho phù dâu, phù rể để chia sẻ niềm hạnh phúc này với mọi người trong ngày cưới.
Bạn nên mua thêm giấy song hỷ để để dán quanh nhà vào thời điểm chuẩn bị đón dâu. Bạn cũng có thể dán giấy song hỷ lên các xe ô tô đưa đón dâu. Hãy dán và trang trí thật đẹp nhé!
Trước khi lễ cưới được diễn ra, hai bạn cần phải kiểm tra cẩn thận, tính toán kỹ lưỡng lại các mục hạng chi phí đã bỏ ra cho đám cưới của mình. Ngoài ra, hai bạn cũng nên có kế hoạch để phòng ngừa trường hợp phát sinh chi phí về sau.
Đây là thời điểm cả hai bên gia đình nên ngồi họp lại để một lần nữa thống nhất về các khoản chi phí, phương tiện di chuyển, thời gian tổ chức lễ cưới,… Phải đảm bảo rằng mọi chuyện sẽ theo đúng kế hoạch đã chuẩn bị để có được một đám cưới diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Bước này cũng sẽ mất khá nhiều thời gian. Hai bạn có thể cùng nhau đi mời hoặc chia ra và nhờ bố mẹ mời giúp cũng được.
Mỗi cặp đôi sở hữu một quỹ thời gian chuẩn bị cho đám cưới khác nhau. Có những cặp vợ chồng thong thả chuẩn bị trong 3-4 tháng. Nhưng có cặp lại cần gấp gáp trong 1 tháng. Việc lên kế hoạch thật khoa học và chi tiết để tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc. Trên đây là chi tiết những bước để chuẩn bị đám cưới hoàn hảo do Mimosa Wedding gợi ý. Chúc bạn và người ấy có buổi hôn lễ thật hạnh phúc và đáng nhớ!