Lễ dạm ngõ là một trong những nghi thức truyền thống và quan trọng nhất đối với các cặp đôi khi sẵn sàng tiến tới hôn nhân. Nó là một minh chứng chính thức cho thiết lập mối quan hệ hai bên và dự kiến đến đám cưới. Với sự phát triển không ngừng của thời đại mới thì ngày này giờ không quá khắt khe trong trang phục nhưng đổi lại vẫn nên gọn gàng và sáng sủa. Vậy để hiểu rõ hơn về phong tục lễ dạm ngõ nên mặc gì cũng ể và những thứ hai bên cần chuẩn bị, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Lễ dạm ngõ là một trong những nghi thức cưới hỏi truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Đó cũng chính là dịp hai bên gia đình thiết lập mối quan hệ giữa cặp đôi yêu nhau sau khi một thời gian tìm hiểu và yêu nhau. Đối với lễ dạm ngõ thì hai bên đều không cần chuẩn bị quá nhiều và cầu kỳ. Nhà trai chỉ cần mang đến trầu cau và nhà gái cũng chỉ đón tiếp và đáp lại với những tem trầu lá phượng và nước trà.
XEM THÊM >>> Lễ nạp tài là gì?
Đối với trang phục mặc ở lễ dạm ngõ thì cũng tương tự. Bạn không cần quá cầu kỳ và kỹ tính trong việc lựa chọn trang phục. Chỉ cần nó thể hiện đủ được sự lịch sự, nhẹ nhàng và ấn tượng thiện cảm tốt. Đối với cô dâu là nhân vật chính không cần yêu cầu mặc đồ quá là cầu kỳ như ở trong đám cưới. Tuy nhiên đổi lại bạn nên lựa chọn cho mình những trang phục sao cho thể hiện được sự ưu tú và lịch sự nhất.
Khác với hôn lễ hay lễ ăn hỏi, trang phục cho cô dâu mặc trong lễ dạm ngõ thường thoải mái hơn. Không nhiều quy củ hay quan niệm. Tuy nhiên, khi lựa chọn cô dâu nên chú ý chọn các trang phục sao cho lịch sử và trang nhã.
Áo dài là lựa chọn hàng đầu cho cô dâu trong lễ dạm ngõ. Nên chọn áo dài có màu sắc nhẹ nhàng như trắng, hồng nhạt, xanh ngọc hoặc pastel để tạo cảm giác thanh lịch và dịu dàng. Chất liệu làm từ lụa, ren hoặc voan để tạo cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng.
Ngoài ra cô dâu có thể chọn váy hiện đại, đầm dự tiệc để tham dự. Nên chọn váy có dáng xòe vintage hoặc váy dài để vừa có sự trang trọng, vừa kín đáo và thanh lịch. Kiểu trang điểm của cô dâu cũng sẽ thiên về tự nhiên, hài hòa không nên chọn lối make up quá cá tính.
Cô dâu có thể kết hợp thêm với các phụ kiện như với áo dài có khăn mấn đội đầu. Váy hiện đại chọn thêm trang sức và kiểu tóc phù hợp để thêm nổi bật nhưng vẫn duyên dáng và nữ tính.
XEM THÊM >>> Lễ dạm ngõ cần những gì?
Một số mẫu trang phục gợi ý cho cô dâu nên mặc gì trong lễ dạm ngõ
Cô dâu có thể lựa chọn trang phục là áo dài truyền thống hoặc kiểu áo dài cách tân cho lễ dạm ngõ. Kiểu áo dài cách tân vừa mang đến vẻ đẹp thướt tha dịu dàng vừa hiện đại, sang trọng cho nàng dâu.
Trong khi áo dài truyền thống đẹp thùy mị, duyên dáng và thanh lịch. Chọn áo dài luôn phù hợp cho mọi dịp lễ, phong tục truyền thống. Không chỉ sang trọng, tôn vóc dáng điệu đà mà còn lịch sự và mang nét văn hóa đặc trưng.
Nếu cô dâu là một cô gái mạnh mẽ, thành công và yêu thích sự hiện đại gọn gàng thì trang phục với chiếc quần suông ống rộng, phối cùng áo cách điệu ren trắng kết hợp cùng giày cao gót và kiểu tóc dài đơn giản sẽ phù hợp cho bạn. Trang phục vừa hiện đại, cá tính nhưng vẫn thể hiện sự nữ tính ấn tượng cho cô dâu, thanh lịch và nhã nhặn.
Hoặc có thể chọn chiếc đầm hiện đại trắng cho các cô dâu dịu dàng, nữ tính. Chiếc đầm dạng off shoulder quyến rũ. Dáng váy xòe nhẹ nhàng thanh lịch. Màu trắng tinh khôi tôn vẻ đẹp và vóc dáng. Kết hợp trang điểm tự nhiên cho cô dâu thêm trang nhã.
Một buổi lễ truyền thống như buổi lễ dạm ngõ thì chú rể không còn trang phục nào ngoài vest, suit và áo dài. Tuy nhiên, cũng có nhiều kiểu thiết kế suit giúp chú rể kinh động trong lựa chọn trang phục. Áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân cũng là những lựa chọn không tồi.
Tuy nhiên, với áo dài thì sẽ mặc có đôi có cặp gồm cô dâu và chú rể để có sự thống nhất. Chú rể có thể chọn áo dài cách tân với màu sắc trang nhã như xanh đen, xám hoặc trắng. Chất liệu lụa cho áo dài để tăng thêm sự thoải mái.
Về phần chú rể thì mái tóc cắt tỉa gọn gàng, trang phục lịch lãm trang trọng là đủ ghi điểm cao trong mắt của gia đình cô dâu. Ngoài ra, chú rể có thể kết hợp trang phục với giày da hoặc giày tây màu đen, nâu kết hợp với đồng hồ, khăn cài túi áo.
Mẫu áo dài cách tân màu bạch kim sang trọng phù hợp cho buổi lễ dạm ngõ vừa giúp chú rể thêm phần lịch sự, truyền thống.
Bên cạnh chiếc áo dài cách tân, các thiết kế suit đa dạng cho chú rể lựa chọn. Màu sắc trung tính xám, ghi hay trắng. Kết hợp với cà vạt, áo sơ mi trắng và giày tây là trang phục đẹp, thanh lịch cho chú rể. Chỉnh trang và tạo kiểu tóc gọn gàng nữa là chú rể sẽ vô cùng bảnh bao và lịch lãm để ra mắt gia đình cô dâu trong lễ dạm ngõ.
Ngoài trang phục của cô dâu chú rể thì trang phục của gia đình hai bên cũng rất quan trọng. Thông thường các bậc trưởng bối và người lớn trong nhà sẽ lựa chọn áo dài truyền thống.
Không đơn giản chỉ là mang ý nghĩa phong tục truyền thống. Đây còn là sở thích và tập quán quen thuộc mà mọi người thường yêu thích chọn áo dài. Về phía các ông, bố, chú bác thì hầu hết sẽ lựa chọn bộ vest hoặc suit lịch sự khi tham dự.
Màu sắc thiện chọn màu vui mừng hoặc các màu trung tính như đen, xám, ghi. Ngoài ra, các bà, mẹ, cô dì đều cũng có thể lựa chọn váy hiện đại thanh lịch để tham dự trong lễ dạm ngõ.
Quan khách tham dự được lựa chọn trang phục thoải mái và linh động hơn rất nhiều. Ông bà, các bác, bố mẹ,.. Có thể chọn từ trang phục vest hiện đại, váy đầm đến áo dài truyền thống hay áo dài cách tân theo ý thích.
Trang phục cho quan khách tham dự
Mặc dù là lễ dạm ngõ nhưng cô dâu và chú rể cũng nên lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân. Điều này giúp thể hiện sự gọn gàng, lịch lãm nhưng vẫn có thể toát lên được vẻ đẹp sang trọng và quý phái.
Cô dâu không nên lựa chọn cho mình những bộ áo dài có màu sắc sặc sỡ với hoạ tiết rườm rà hoặc vải áo quá mỏng khiến gây phản cảm. Hãy lựa chọn cho mình một layout make up nhẹ nhàng nhưng đủ nổi bật với tất cả mọi người.
Chú rể cần chuẩn bị thật chỉn chu về trang phục, đầu tóc nên gọn gàng và phù hợp với nghi lễ dạm ngõ.
Bên cạnh đó, trang phục của bố mẹ hai bên cũng phải quan tâm. Bố mẹ sẽ lựa chọn sao cho trang phục phù hợp với mình nhưng lịch sự và kín đáo. Một gợi ý hoàn hảo đó là mẹ nên lựa chọn áo dài truyền thống, bố sẽ mặc complete hoặc áo sơ mi với quần âu để trang trọng và lịch sự nhất.
Lễ dạm ngõ đơn thuần cũng chỉ là cơ hội để hai bên gia đình gặp gỡ nhau nhưng nhà gái cũng nên dọn dẹp tươm tất, sạch sẽ và không cần quá cầu kì. Không cần phải thuê bàn ghế, dựng rạp nhưng đổi lại nhà cửa phải được sạch sẽ, tinh khôi. Nhà trai khi nhìn vào nhà cửa cũng một phần đánh giá được con dâu tương lai và gia đình họ sẽ như thế nào? Hãy giữ cho nhau một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp đối với cả hai bên gia đình.
Trước khi nhà trai đến, nhà gái cũng cần phải chuẩn bị, sắp xếp các loại bánh kẹo, trái cây và hoa tươi một cách tinh tế nhất trên bàn thờ. Bàn ghế, khăn trải bàn được sắp xếp sao cho gọn gàng và lịch sự nhất. Hãy bày những trái cây đã gọt sẵn, bánh, hạt dưa và tem trầu cánh phượng. Ngoài ra bạn còn có thể dọn dẹp sắp xếp những khoảng không gian trống để nhà trai có chỗ để xe.
Khi khách đến nhà để đáp lại nhà trai, nhà gái nên đãi bữa cơm thân thiện. Những món ăn cho lễ dạm ngõ cũng không cần quá cầu kỳ như đám hỏi và đám cưới. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị các món tươm tất, đầy đủ. Sắp xếp các món ăn để gây ấn tượng tốt. Nếu nhà gái với thời gian chuẩn bị không nhiều và điều kiện nấu nướng hạn hẹp thì mời đến nhà hàng nếu được.
Như đã nói, lễ dạm ngõ không cần quá cầu kỳ, nên nó sẽ được giản đơn hơn nhiều so với các lễ khác. Lễ vật nhà trai mang đến cho nhà gái cũng vậy. Nó không đề đến số lượng mà đổi lại nó là tấm lòng, sự chân thành của hai bên dành cho nhau. Thông thường sẽ là cơi trầu cau, thuốc rượu và chè được phủ một lớp vải đỏ. Kèm với đó là thêm một chút bánh kẹo và hoa quả.
Tùy thuộc vào từng vùng miền, đôi khi phong tục và thủ tục lễ dạm ngõ có chút thay đổi, khác nhau. Có thể là lễ vật ít hơn hoặc nhiều hơn… Nhưng có một điều chắc chắn sẽ không thể thay đổi được đó là các lễ vật phải được lựa chọn kỹ càng và loại quả ngon nhất và đẹp nhất. Đó là thể hiện sự trân trọng và thiện cảm đối với nhà gái.
Theo văn hóa của người Việt, khách đến chơi nhà thì thường mang cùng một chút quà, lễ vật dạm ngõ cũng như quà mà nhà trai đến nhà gái. Do đó lựa chọn những lễ vật theo phong tục địa phương là một điều mà mọi lễ dạm ngõ nào cũng không thể bỏ qua được nếu hai người yêu nhau muốn tiến tới hôn nhân.
Thông thường trong lễ dạm ngõ thì thành phần tham dự lễ dạm ngõ không cần quá đông khác hẳn với lễ hỏi và lễ cưới. Bởi nó chỉ là bên nhà trai có đôi lời muốn gửi gắm và thưa chuyện với nhà gái. Thành phần dạm ngõ bao gồm:
Bài phát biểu lễ dạm ngõ hay nhất giữa hai bên gia đình là người phát biểu có thể mở đầu cho cuộc nói chuyện bằng việc giới thiệu, chào hỏi và thành viên họ hàng bên nhà trai. Cùng với sự đáp lại và chào hỏi của họ hàng nhà gái.
Sau đó là trình bày mục đích và tiếp đến là trao lễ vật. Nhà trai sẽ cử một đại diện lên trình bày lý do và giới thiệu các tráp lễ của nhà trai gửi đến nhà gái. Và cuối cùng nhà gái sẽ đáp lại bằng lời phát biểu trong lễ dạm bằng lời chào hỏi và hứa hẹn.
Trên đây là những chia sẻ của Mimosa Wedding về phong tục lễ dạm ngõ truyền thống của người Việt hiện nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn có một đám cưới thật suôn sẻ và hạnh phúc.