Thủ tục lễ cưới Của Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung đầy đủ từ A – Z

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, mỗi địa phương sẽ có những thủ tục lễ cưới hỏi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thủ tục lễ cưới ở các nơi trên dải đất hình chữ S đều có những điểm chung tạo nên nét văn hóa truyền thống trong cưới hỏi của dân tộc ta. Sau đây, Mimosa muốn chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất về thủ tục lễ cưới của nước ta theo truyền thống. Hi vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc tổ chức hôn lễ của mình bạn nhé!

thu tuc le cuoi

Thủ tục đám cưới là gì

Theo quan niệm của người Việt, lễ cưới chính là một phong tục văn hóa hôn nhân nhằm chính thức thông báo rộng rãi việc kết hôn của một cặp đôi. 

Thủ tục đám cưới truyền thống

Thông thường thủ tục đám cưới truyền thống sẽ có gồm 4 phần lễ cơ bản: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới, thủ tục lại mặt sau đám cưới 

2.1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là lễ đầu tiên mở đầu cho phong tục cưới hỏi của nước ta. Thủ tục lễ dạm ngõ khá đơn giản, thường nhà trai sẽ chuẩn bị một tráp trầu cau và một ít lễ vật sang nhà gái nói chuyện người lớn. Gia đình nhà trai sẽ xin cho đôi bạn trẻ có thời gian tìm hiểu nhau. Chú rể sẽ thực hiện nghi thức thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà cô dâu. Trong buổi lễ này, hai bên gia đình sẽ bàn tới thời gian dự kiến tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới cho hai con. 

>>>> Lễ dạm ngõ Cô Dâu, Chú Rể nên mặc gì? Trang phục phù hợp nhất!!

thu tuc le cuoi

2.2. Lễ ăn hỏi

Sau khi lựa chọn được ngày lành tháng tốt, chọn được năm hợp tuổi để cưới hỏi đồng thời có sự thống nhất hai bên gia đình, nhà trai mang sính lễ sang nhà gái để xin phép tổ chức đám cưới cho hai con. Sau thủ tục lễ ăn hỏi, nhà gái cũng chính thức công nhận chàng trai là con cái trong nhà. Như vậy, sau ngày ăn hỏi, cặp đôi đã chính thức nên duyên trăm năm chỉ chờ ngày tổ chức lễ cưới nữa thôi.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa không phải tuổi nào cũng là tuổi đẹp để kết hôn. Vì thế mới có thủ tục đám cưới 2 lần. Thông thường các gia đình sẽ chọn thời điểm sau lễ ăn hỏi, để đón cô dâu. 

thu tuc le cuoi

Theo tục lệ, lần đón dâu này, chú rể chỉ trao cho cô dâu một bó hoa cưới, rồi đón về nhà. Tuy nhiên, cưới lần này cô dâu chú rể không thực hiện nghi thức trao nhẫn hay quà tặng, mà chỉ thực hiện thủ tục thắp hương và trao nón thôi. Tới sáng sớm hôm sau, cô dâu phải tự “trốn về” nhà mẹ đẻ mà không để ai biết, kể cả chú rể. Tuy nhiên, thủ tục cưới 2 lần theo truyền thống này gặp phải một hạn chế đó là chỉ thực hiện được khi hai gia đình cách nhau một khoảng không quá xa.

2.3. Lễ cưới 

2.3.1. Thủ tục xin cưới

Thủ tục xin cưới hay còn gọi là lễ xin dâu. Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đem cơi trầu, chai rượu để thông báo giờ đẹp mà đoàn nhà trai sẽ đến đón cô dâu. Truyền thống xin cưới vẫn được giữ đến ngày nay, tuy nhiên do khoảng cách và muốn giản tiện hơn phân thủ tục vì thế lễ này sẽ được tiến hành ngay trước lễ đón dâu. 

thu tuc le cuoi

2.3.2. Tiệc cưới

Tiệc cưới mang ý nghĩa là tấm lòng thành của cô dâu, chú rể đối với anh em, họ hàng cùng bạn bè thân thiết khi mọi người tới tham dự lễ cưới cùng hai bạn. Theo truyền thống thì tiệc cưới sẽ được tổ chức tại gia trước khi tổ chức đón dâu. Vì thế, hai bên gia đình sẽ đãi khách riêng của mình ngay tại sân vườn nhà mình. 

Tuy nhiên, hiện nay, nhất là ở khu vực thành phố lớn, hai gia đình sẽ cùng đãi tiệc chung trong một khách sạn hoặc nhà hàng lớn. Hình thức tổ chức này này khá thuận tiện đồng thời tăng thêm sự gắn kết cho hai bên gia đình. 

Tùy theo điều kiện kinh tế của hai bên gia đình để lựa chọn thực đơn bữa tiệc cho phù hợp. Thực đơn bao gồm nhiều món ăn truyền thống như xôi, giò chả, thịt gà, canh măng, miến, tôm,…nhưng thực đơn có thể linh hoạt thay đổi tùy vào mùa và mong muốn của chủ nhà. 

thu tuc le cuoi

Bên cạnh đó, thủ tục mừng tiền cưới cũng được các vị khách dự tiệc mang đến để chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể. 

2.3.3. Đón dâu

Phái đoàn nhà trai, theo giờ đã định trước đến nhà gái để xin đón cô dâu về nhà. Đi đầu sẽ là bác trưởng đoàn, chú rể, mẹ chú rể tiếp theo là họ hàng và bạn bè thân thiết. Còn nhà gái, chuẩn bị chu đáo trà nước, bánh kẹo để đón tiếp nhà trai. 

2.3.4. Lễ cưới

  • Lễ cưới tại nhà gái

Khi hai gia đình đã ổn định chỗ ngồi, bác đại diện gia đình nhà trai trao lễ cưới cho nhà gái và phát biểu xin được đón cô dâu về nhà. Chú rể trao hoa cưới cho cô dâu và cặp đôi thực hiện nghi lễ thắp hương tại bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau đó, cả hai di chuyển ra phía ngoài sân khấu để thực hiện nghi lễ trao nhẫn, trao nón,…đồng thời nhận lời chúc phúc của vị đại biểu đại diện nhà trai xin được đón cô dâu. Cuối cùng là chụp ảnh lưu niệm và nhà gái sẽ chuẩn bị lại quả cho nhà trai. 

thu tuc le cuoi

  • Lễ cưới tại nhà trai

Sau khi về nhà trai, cặp đôi uyên ương sẽ làm thủ tục lễ gia tiên nhà trai. Sau đó là thủ tục trao dâu, giữa đại diện nhà trai và nhà gái cùng lời chúc cho đôi uyên ương được trăm năm hạnh phúc. Tại lễ đường nhà trai tiến hành thực hiện các nghi thức trao quà, cắt bánh, rót rượu,… và tổ chức liên hoan văn nghệ chúc mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.

Hiện nay, để lễ cưới diễn ra một cách thuận lợi, tiết kiệm chi phí và giảm bớt các thủ tục làm đám cưới cả hai gia đình có thể tổ chức kết hợp tiệc cưới với lễ cưới chung cả hai gia đình tại nhà hàng, khách sạn. 

thu tuc le cuoi

2.4. Thủ tục lại mặt 

Thủ tục lại mặt sau đám cưới cũng được các cặp đôi đặt biệt chú ý với mong muốn có được một đám cưới trọn vẹn.Lúc này, bên nhà trai sẽ chuẩn bị cho cô dâu chú rể một lễ vật nhỏ, ở một số nơi lễ vật lại mặt thường là con gà trống và gạo nếp. Với ý nghĩa thay cho lời cảm ơn đối với nhà cô dâu, lễ lại mặt cũng là là cơ hội giúp cho cô dâu có thời gian để về thăm nhà bố mẹ đẻ giúp vơi bớt nỗi nhớ nhà cho cô dâu khi chuyển tới nhà chồng. Về phía nhà gái, sẽ chuẩn bị một mâm cơm đầm ấm để thiết đãi chàng rể mới. 

 Lễ lại mặt là lễ nhỏ tiến hành sau khi đám cưới kết thúc một hai ngày, thậm chí là một tuần. Tuy nhiên, nếu khoảng cách địa lý quá xa, thì sẽ bỏ qua các thủ tục của lễ lại mặt này.

thu tuc le cuoi

Thủ tục đám cưới các miền như thế nào

Tuy phong tục cưới hỏi ba miền Bắc, Trung, Nam khá tương đồng nhưng mỗi vùng miền lại có những thủ tục và nghi lễ cưới hỏi riêng.

3.1. Thủ tục đám cưới miền Bắc

Người miền Bắc khá kỹ tính và trọng lễ nghi vì thế các thủ tục đám cưới miền Bắc cũng cầu kỳ và nhiều thủ tục. Cũng như thủ tục đám cưới truyền thống, cưới hỏi miền Bắc cũng gồm 3 lễ cơ bản : Dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới. Tuy nhiên, nghi lễ cưới xin miền Bắc cũng có những nét dấu ấn riêng. 

thu tuc le cuoi

3.1.1. Lễ dạm ngõ miền Bắc 

Ở miền Bắc, dạm ngõ là buổi gặp mặt hai bên gia đình. Lễ dạm ngõ cũng rất đơn giản, chỉ có trầu cau, ít hoa quả, bánh kẹo. 

3.1.2..Lễ ăn hỏi miền Bắc

Theo truyền thống của người Bắc, số tráp ăn hỏi nhà trai là số lẻ ( thường là 5,7,9,11 lễ) tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Và số lễ vật trong tráp phải là số chẵn (thường là số tròn chục). Một nghi lễ nữa mà chỉ có riêng ở miền Bắc đó là trong tráp trầu cau sẽ có 30 lá trầu tượng trung cho 3 nghi lễ: ăn hỏi, nạp tài và xin cưới. 

Tráp lễ ăn hỏi của miền Bắc không thể thiếu trầu cau, ngoài ra còn có tráp chè, rượu thuốc, tráp bánh cốm (hay bánh dẻo, bánh nướng) mứt sen, tráp hoa quả… và có thể thêm xôi và lợn quay. Tùy theo từng địa phương, trong lễ ăn hỏi còn có một số tiền mà nhà trai đưa cho nhà gái với ý nghĩa phụ giúp một phần chi phí đám cưới gọi là lễ nạp tài hay lễ đen.

Lưu ý, sau ăn hỏi, nhà gái còn có thủ tục lại quả cho nhà trai, tráp lại quả số lễ vật phải chẵn và nắp tráp phải để ngửa.

thu tuc le cuoi

3.1.2. Lễ cưới miền Bắc

Thủ tục chuẩn bị đám cưới miền Bắc đơn giản hơn nhiều so với lễ ăn hỏi và cũng được thắp hương gia tiên nhà gái. Tuy nhiên, miền Bắc còn có thủ tục cưới 2 lần cũng khá đặc biệt đấy. Cưới lần một thường được chọn vào ngày ăn hỏi, sau khi cô dâu về nhà chồng ngủ một đêm, đến sáng hôm sau, “ bỏ trốn” về nhà mình mà không để ai biết, như thế được tính là một lần cưới hỏi.  

3.2. Thủ tục đám cưới miền Trung

3.2.1. Lễ đi nói miền Trung

Nếu như người Bắc là dạm ngõ thì người miền Trung gọi là lễ đi nói. Nét riêng của lễ đi nói của người dân nơi đây chính là lễ vật nhà trai mang sang nhà gái khá đơn giản chỉ có khay trầu và chai rượu, thế là thủ tục mở đầu cho việc cưới xin của hai bạn coi như đã xong.

thu tuc le cuoi

3.2.2. Lễ ăn hỏi miền Trung

Nếu như người Bắc gọi là tráp ăn hỏi thì người miền trung có tên là quả ăn hỏi. trong lễ ăn hỏi của người miền Trung cũng có 5 lễ gồm 5 quả: Trầu cau có 105 quả cau với ý nghĩa chúc cho cô dâu, chú rể trăm năm hạnh phúc, trà rượu, bánh kem đính hôn, nem chả chẵn cặp, mâm ngũ quả. Ngoài ra, theo phong tục người miền Trung còn có một phong bì chứa tiền dọn để chung tay cùng nhà gái chuẩn bị tiệc đám hỏi. 

Một điểm riêng biệt trong lễ ăn hỏi của người dân miền Trung là cô dâu sẽ được mẹ chồng tương lai trao cho vòng tay, nhẫn, hoa tai vàng và một phong bì tiền mừng. 

3.2.3. Lễ cưới miền Trung

Nếu như lễ xin cưới của người miền Bắc khá đơn giản thì người miền Trung vẫn khá đầy đủ 5 quả lễ giống như ăn hỏi. Bên cạnh đó còn có đôi chân cây nến hồng sẽ  được bày lên bàn thờ gia tiên nhà gái.

 Một thủ tục làm đám cưới nữa mang nét dấu ấn riêng của người miền Trung đó là số người đi đón dâu của nhà trai cũng như đưa dâu của nhà gái sẽ được quy định phù hợp với con số sinh hoặc tử. 

3.3.Thủ tục đám cưới miền Nam

So với miền Bắc và miền Trung, người dân vùng đất Nam Bộ có lối sống thoáng, thoải mái hơn vì thế các thủ tục đám cưới của con người nơi đây cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, thủ tục đó cũng mang những nét dấu ấn đặc trưng riêng.

3.3.1. Lễ dạm ngõ miền Nam

Theo phong tục cưới hỏi người miền Nam, vẫn có thủ tục dạm ngõ. Tuy nhiên, trong dạm ngõ, họ cũng không quá khắt khe quy định về những lễ vật truyền thống cần có. Nếu do điều kiện hai bên dâu, rể xa xôi, cách trở thì có thể bỏ qua thủ tục này.

thu tuc le cuoi 

3.3.2.  Lễ ăn hỏi miền Nam

   Cũng giống như lễ ăn hỏi miền Bắc và miền Trung, các nghi lễ của lễ ăn hỏi sẽ được thực hiện tại bàn thờ gia tiên nhà gái. Dẫn đầu, đoàn đại biểu gia đình nhà trai sẽ là vị trưởng tộc, chú rể bê mâm trầu có đôi đèn thật to, trùng với đế chân đèn trên bàn thờ nhà gái, phụ rể sẽ bê mâm rượu, phía sau là ông bà, cha mẹ chú rể. 

Một lưu ý nhỏ là khi đi vào nhà gái họ nhà trai luôn đi chẵn đôi, lễ vật trong lễ ăn hỏi sẽ là 6 hoặc 8 lễ, 6,8 là những con số tượng trưng cho ý nghĩa tài lộc, ấm no. Trong lễ ăn hỏi, phía gia đình nhà trai sẽ trao vàng bạc, nữ trang coi như là trao hồi môn cho cô dâu. 

3.3.3. Lễ cưới miền Nam

Trong lễ cưới của người miền Nam phong tục quan trọng nhất chắc chắn là lên đèn. Hai ngọn nến to do gia đình nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Sau khi bác trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố “Xin làm lễ lên đèn”, lúc này, đôi uyên ương tự tay thắp sáng cây nến. Lên đèn có ý nghĩa là sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

thu tuc le cuoi

Trưởng tộc sẽ là người giữ vai trò là người điều hành, chứng giám buổi lễ cưới cùng cô dâu, chú rể thực hiện một số nghi thức lên đèn. 

Đúng vậy, tuy mỗi vùng miền đều có những nghi lễ cưới hỏi khác nhau, nhưng đây đều là nét văn hóa truyền thống bao đời của dân tộc ta. Dù bạn ở đâu hay bạn thực hiện nghi thức cưới hỏi của vùng miền nào đi nữa, chắc chắn một điều rằng các thủ tục này đều hướng chung về một mục đích cầu mong cho bạn được hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Trên đây là một vài chia sẻ nho nhỏ của Mimosa về truyền thống cưới hỏi của Việt Nam. Nếu bạn có thêm thông tin gì hãy cho chúng tôi biết với bạn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục :

Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi và Đón Dâu: 5 Lễ, 7 Lễ, 9 Lễ Là Thế Nào?

Thủ Tục Dạm Ngõ Miền Bắc Như Thế Nào? Cần Những Gì?

Quay lại
Bài viết liên quan
Blog cưới
21-07-2024
Nhiều cặp đôi đã thực hiện lễ dạm ngõ nhưng sau đó lại chia tay. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì sau khi...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Lễ dạm ngõ, hay còn gọi là lễ chạm ngõ, là một trong những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Nếu nói đến hôn lễ và lễ ăn hỏi thì những gì cần chuẩn bị hầu hết dâu rể đều có những hiểu biết cơ bản....
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
10-07-2024
Mỗi một cô dâu đều muốn được xinh đẹp nhất trong lễ ăn hỏi của mình. Do vậy, từ trang phục, makeup, kiểu tóc...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
07-07-2024
Bạn muốn tự chuẩn bị các tráp lễ ăn hỏi? Nhưng để trang trí đẹp, đầy đủ các lễ vật mà còn trang trọng,...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
27-06-2024
Lễ ăn hỏi là một sự kiện quan trọng không kém ngày cưới. Do vậy từ khâu chuẩn bị đến khâu trang trí lễ ăn hỏi...
Xem thêm >>