Ngày cưới – một ngày lễ trọng đại, vô cùng ý nghĩa đối với cô dâu và chú rể. Ở từng vùng miền khác nhau thì nghi lễ tổ chức đám cưới, phong tục tập quán khác nhau kể từ lễ dạm ngõ, đám hỏi, đám cưới… Hiểu và thực hiện đúng là điều vô cùng quan trọng mà cô dâu và chú rể nên viết để có được một cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc. Vậy để hiểu rõ hơn về những phong tục văn hóa, cô dâu, chú rể hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nghi lễ rước dâu của họ hàng hai nên sẽ được tổ chức trước sự chứng giám của các cụ, ông bà tổ tiên đã khuất trên bàn thờ tổ tiên. Cho nên gia đình nhà gái lẫn nhà trai phải chuẩn bị, dọn dẹp những nghi thức được thực hiện ở bàn thờ một cách cẩn thận và chu đáo nhất. Nén hương của cô dâu, chú rể cùng bố mẹ như một lời báo với tổ tiên về việc lập gia đình của con cháu mình để các cụ phù hộ cho cặp vợ chồng mới cưới sau này.
Chính vì điều này nên bạn không được dọn dẹp bàn thờ một cách sơ sài để tránh bị ông bà, tổ tiên buồn lòng, quở trách.
>>>> Cắm hoa bàn thờ ngày cưới như thế nào? Cần phải lưu ý những gì?
Thông thường thì trước khi tổ chức một nghi lễ cũng như lễ rước dâu thì mọi người thường có xu hướng đi xem ngày lành tháng tốt hay còn gọi là giờ hoàng đạo. Giờ hoàng đạo với mục đích mang đến mọi điều được suôn sẻ và may mắn. Và đám hỏi, ngày cưới cũng là một trường hợp không thể thiếu. Việc xem giờ được chú trọng hàng đầu. Các mốc thời gian cụ thể như nhà trai sẽ xuất phát sang nhà gái lúc mấy giờ, nghi lễ tổ chức mấy giờ và giờ rước dâu ra sao… sẽ được chú trọng kỹ lưỡng.
Giờ tổ chức phụ thuộc vào độ tuổi của cô dâu và chú rể cũng như số người đi rước dâu là điều quan trọng. Bởi nó là mốc quan trọng để hai bên gia đình đặt chân đến với nhau kiêng kỵ tránh những điều không may.
Khi nhà trai tới thì nhà gái ra mở cửa đón nhưng cô dâu không được đi ra ngay lúc đó mà phải đợi chú rể vào đón. Khi mẹ của cô dâu vào trong phòng và giới thiệu hai bên gia đình thì lúc này mới ra mắt con gái với nhà trai và tiến hành các nghi lễ bát tơ hồng.
Phong tục này với quan niệm rằng nếu cô dâu xuất hiện trước nhà trai ngay thì cô dâu sẽ mất duyên. Cho nên cô dâu nên ở trong phòng của mình đợi mẹ ra giới thiệu rồi mới rước cô dâu ra ngoài.
Khi cô dâu cùng chú rể đã hoàn thành các nghi lễ bái tơ hồng thì cùng nhau ra cửa để đi về nhà trai. Đây cũng là lúc cô dâu dễ xúc động nhất bởi nó như một minh chứng rằng từ giờ cô sẽ có cuộc sống mới bên một gia đình khác. Cho nên việc buồn, thương nhớ, khóc và vương vấn là điều không tránh khỏi.
Nhưng bạn cũng không được quay trở về mà phải tiếp tục bước đi cùng chú rể. Bởi người xưa quan niệm rằng nếu bạn quay lại nhà mẹ đẻ đồng nghĩa với việc sau này cuộc sống hôn nhân không êm ấm, bạn sẽ sớm quay về với bố mẹ. Đó là biểu hiện của hôn nhân không bền chặt.
Cô dâu nếu đang mang thai thì phải chịu thiệt thòi hơn cùng các hạn chế trong các nghi lễ so với các cô dâu khác. Cô dâu khi có thai thì chứng tỏ là người không còn trinh nguyên nếu đi bằng cửa chính thì sẽ làm ông bà tổ tiên không bằng lòng, quở trách. Điều này kéo theo về sau công việc làm ăn, cuộc sống vợ chồng không được thuận lợi, khó sum vầy, hạnh phúc.
Nhưng quan niệm này cũng khó lạc hậu tuy nhiên bạn cũng nên quan tâm, lưu ý một chút để có thể chuẩn bị một đám cưới diễn ra suôn sẻ nhất.
Nhiều nơi mọi người thường quan niệm rằng, khi cô dâu mới chú rể trong những ngày đầu của cuộc sống hôn nhân thì không nên treo quần áo của cô dâu lên trên quần áo của chú rể mà phải ngược lại. Gối, chăn của cô dâu cũng phải để dưới gối, chăn của chú rể.
Sở dĩ có quan niệm trên bởi chú rể là người trụ cột chính trong gia đình, làm chủ gia đình và cần được tôn trọng. Mặc dù quan điểm này có một phần gì đó cổ hủ, lạc hậu nhưng có nhiều nơi thì mẹ chồng vẫn kiêng điều này để mong muốn hạnh phúc, yên vui sẽ đến với gia đình.
Ông cha ta luôn có câu “Có kiêng có lành”. Chính sở dĩ vì điều đó mà dường như mọi gia đình Việt đều quan tâm và chú trọng đến các nghi lễ cưới truyền thống. Việc biết được các tục lệ sẽ giúp hai bên gia đình có thể lên một kế hoạch sắp xếp lịch trình sao cho phù hợp. Đó là trình tự về các nghi lễ, xem giờ rước dâu… Một lưu ý đó là nên sắp xếp buổi lễ để khi đi rước dâu đi lẻ về chẵn.
Từ ngàn đời xưa, tục lễ kiêng kỵ nhằm giúp các cặp vợ chồng tránh phạm phải các điều không nên hay dân gian còn ví là “Con người giữ lại”. Và một thắc mắc mà trong nhiều lễ đón dâu, nhiều người thắc mắc đó chính là “mẹ chồng có đi đón dâu không?
Theo phong tục cưới hỏi miền Bắc thì người xưa truyền tụng rằng mẹ chồng không nên đi đón con dâu về. Bởi với lý do là phụ nữ tượng trưng cho nội tướng của gia đình cho nên không để mẹ chồng và con dâu đụng mặt nhau sớm để tránh những xích mích, va chạm sau này. Người đi nên là các bậc trưởng thượng, chú rể có thể kèm thêm bạn bè…
Tùy vào phong tục của từng vùng miền bởi cách họ tổ chức lễ cưới, lễ đón dâu khác nhau. Ví dụ như có những nơi thì lễ hồi môn sẽ được trao trực tiếp vào ngày hỏi dẫn tới ngày rước dâu mẹ chồng sẽ không cần xuất hiện ở nhà gái mà thay vào đó là ở nhà chuẩn bị, sắp xếp công việc hôn sự… Đổi lại thì cũng có những nơi mẹ chồng vẫn có thể tham gia lễ rước dâu với con trai, nhưng trường hợp này rất ít.
Một minh chứng khác sẽ có phong tục tập quán khá đặc biệt. Trước khi tổ chức chuẩn bị đám cưới cho cô dâu và chú rể thì hai bên gia đình phải trực tiếp gặp nhau bàn bạc về các tục lệ hai bên gia đình như thế nào nhằm tránh được điều không hay và mang đến một lễ rước dâu thật suôn sẻ và hạnh phúc.
Lễ rước dâu cũng là một điều được lưu tâm bởi nó là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong ngày hạnh phúc trọng đại của hai người yêu nhau – sự minh chứng cho tình yêu hướng đến hôn nhân hạnh phúc, đầm ấm sau này. Nếu không may phạm tới các điều kiêng kỵ ở đám rước dâu thì nó sẽ tác động một phần không nhỏ tới cuộc sống sau này. Đó có thể là mâu thuẫn, xích mích, không thuận vợ, thuận chồng…
Trước khi lên đường về nhà chồng, nàng dâu thường sẽ được mẻ của mình chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người mình, Trên đường đi, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Bởi phong tục xa xưa cho rằng việc thả kim sẽ giúp cặp đôi giải trừ những xui xẻo, không có những điều may mắn đi theo mình về nhà chồng. Một số người cũng giải thích cô dâu mang kim theo người để phòng khi chú rể bị cảm gió, lấy kim đâm vào xương cụt của chú rể, giúp chú rể hồi tỉnh lại. Tuy nhiên, việc rải kim này đã trở thành phong tục của mình gia đình cầu kỳ, mang truyền thống xưa.
Bên cạnh đó, cô dâu cũng sẽ được mẹ đẻ chuẩn bị một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc những nơi có ngã ba, ngã tư sẽ trải tiền xuống đường với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ và giàu sang.
Thông thường, sau khi nhà trai làm lễ đón dâu, cô dâu sẽ theo chồng về nhà. Lúc này, mẹ đẻ của cô dâu sẽ không theo con gái về nhà chồng mà chỉ có bố chô dâu cùng các bậc cao tuổi trong nhà.
Trên đây là những gì mà Mimosa Wedding muốn gửi gắm đến với các cô gái chuẩn bị làm cô dâu trong ngày cưới trọng đại của mình về những kiêng kỵ trong lễ rước dâu. Mong rằng một phần thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn có một cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc đong đầy nhé!