Lễ hằng thuận mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với các phật tử khi kết hôn. Vì vậy mà nhiều cặp đôi lựa chọn tổ chức buổi lễ này cho ngày trọng đại. Nhưng lễ hằng thuận bao nhiêu tiền? Chi phí làm lễ hằng thuận có đắt không? Đây là thắc mắc của rất nhiều cô dâu chú rể khi bắt đầu lên kế hoạch cưới. Trong bài viết này, Mimosa Wedding sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chi phí để bạn chuẩn bị tốt nhất cho buổi lễ trang trọng của mình.
Mục lục
Chi phí tổ chức lễ hằng thuận bao gồm nhiều chi phí khác nhau trong đó 3 chi phí cần thiết mà cặp đôi nào cũng cần chuẩn bị là phí công đức, công quỹ chùa, trang phục cho cô dâu chú rể và hoa trang trí, lễ vật dâng lên chùa. Những chi phí này là cần thiết những cũng được thực hiện tùy tâm, không có số lượng cố định mà tùy theo tâm nguyên, khả năng của gia đình.
Phí công đức gửi tới chùa như là một cách thể hiện sự kính trọng, biết ơn bậc chư tăng, nhà chùa đã tổ chức lễ hằng thuận. Toàn bộ chi phí này hoàn toàn tùy tâm và tài chính của mỗi gia đình, không hề có mức giá cố định và nhà chùa cũng không đòi hỏi từ phía cặp đôi và gia đình.
Tuy nhiên, là một phật tử tôn kính Phật giáo và chư tăng cũng như thể hiện lòng thành và mong cầu hôn nhân hạnh phúc, viên mãn. Dâu rể và gia đình hai bên thường đóng góp khá nhiều cho chi phí này. Thông thường sẽ giao động từ 3.000.000 – 10.000.000 VNĐ và có thể cao hơn nếu quy mô lớn.
Xem thêm: có nên làm lễ hằng thuận
Khi tổ chức lễ hằng thuận, thường dâu rể sẽ chuẩn bị trang phục áo dài truyền thống hoặc vest đối với chú rể. Trang phục này vừa thể hiện sự dịu dàng, duyên dáng của cô dâu mà vừa phù hợp với không khí thanh tịnh, trang nghiêm tại chùa khi tổ chức buổi lễ.
Phần lớn các gia đình có điều kiện tương đối đều sẽ lựa chọn mua, may áo dài, vest riêng hoặc một số sẽ đi thuê. Chi phí thuê, may áo dài dao động từ 2.500.000 – 5.000.000 VNĐ/bộ. Dâu rể sẽ chọn trang phục với màu sắc nhã nhặn, thiết kế trang phục thanh lịch phù hợp với không gian lễ hằng thuận.
Lễ hằng thuận là lễ cưới nên việc trang trí để không gian tổ chức có bầu không khí hỷ sự vui vẻ là không tránh khỏi. Tuy nhiên hoa trang trí vẫn thiên về sự thanh lịch, nhã nhặn hơn. Và chi phí này là cần thiết nhưng không đòi hỏi quá nhiều.
Bên cạnh chi phí cho hoa trang trí là hoa và lễ vật dâng lên Tam Bảo. Cũng tương tự như phí công đức, đây là một khoản chi phí linh hoạt tùy theo quy mô trang trí và loại lễ vật mà gia đình sắp xếp. Phần lớn vẫn là hoa, bánh kẹo, trái cây nên chi phí chuẩn bị dao động từ 2.000.000 – 8.000.000 VNĐ.
Một buổi lễ hằng thuận ý nghĩa chắc chắn sẽ đáng nhớ hơn khi được ghi lại bằng hình ảnh và video chuyên nghiệp. Dịch vụ chụp ảnh và quay phim trong chùa thường có mức giá dao động từ 5.000.000 – 15.000.000 VNĐ, tùy theo yêu cầu về gói dịch vụ, thời gian quay chụp và số lượng ảnh/video hậu kỳ.
Xem thêm: 25+ Concept trang trí lễ ăn hỏi đẹp mắt và ấn tượng cho ngày trọng đại
Bên cạnh những chi phí cơ bản thì cũng có những chi phí khác không nằm trong khuôn khổ lễ hằng thuận nhưng lại bao gồm trong một lễ cưới. Chi phí này cũng tùy theo quy mô tổ chức của hai gia đình bao gồm:
Tùy vào quy mô tổ chức, chi phí lễ hằng thuận có thể dao động từ 10.000.000 – 50.000.000 VNĐ ( chưa kể chi phí tiệc mời sau lễ do phụ thuộc vào số lượng khách mời) và có thể cao hơn đối với những lễ cưới hoành tráng.
Hạng mục | Chi phí (VNĐ) |
Công đức, công quả chùa | 3.000.000 – 10.000.000 |
Trang phục cô dâu, chú rể | 2.500.000 – 5.000.000 |
Hoa trang trí, lễ vật | 2.000.000 – 8.000.000 |
Chụp ảnh, quay phim | 5.000.000 – 15.000.000 |
Xe di chuyển | 1.500.000 – 4.000.000 |
Tiệc chay sau lễ | 200.000 – 500.000/người |
Lễ hằng thuận không chỉ là một nghi thức cưới mà còn là bước khởi đầu đầy ý nghĩa cho hành trình hôn nhân. Việc chuẩn bị kỹ càng từ khâu chọn chùa, trang phục, lễ vật đến giữ gìn sự trang nghiêm trong buổi lễ sẽ giúp cặp đôi có một trải nghiệm thiêng liêng và đáng nhớ. Do vậy bạn nên lưu ý một vài điều sau khi tổ chức lễ hằng thuận.
Không phải chùa nào cũng tổ chức lễ hằng thuận, và mỗi chùa sẽ có những quy định riêng về nghi thức, thời gian, cũng như số lượng khách mời. Vì vậy, trước khi quyết định tổ chức, cô dâu – chú rể nên tìm hiểu và liên hệ với nhà chùa để biết rõ các yêu cầu cụ thể. Việc này giúp bạn tránh những sai sót không đáng có, đồng thời đảm bảo buổi lễ diễn ra đúng với tinh thần Phật giáo. Hãy hỏi trước về thời gian tổ chức, điều kiện cần thiết và các vật phẩm dâng lễ để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.
Lựa chọn ngày tổ chức lễ hằng thuận cũng rất quan trọng, không chỉ cần phù hợp với lịch trình của cô dâu – chú rể mà còn nên xem xét yếu tố phong thủy và Phật giáo. Nhiều cặp đôi thường chọn ngày rằm, mùng 1 hoặc các ngày có ý nghĩa đặc biệt để tăng thêm sự linh thiêng. Ngoài ra, cần tránh trùng với các sự kiện lớn của chùa để không ảnh hưởng đến không gian và sự chuẩn bị của nhà chùa. Việc chọn ngày phù hợp cũng giúp khách mời dễ dàng tham gia và chứng kiến khoảnh khắc quan trọng của hai bạn.
Do lễ cưới diễn ra tại chùa, trang phục của cô dâu – chú rể cần thể hiện sự tôn nghiêm và thanh lịch. Cô dâu nên chọn áo dài truyền thống với các màu sắc nhẹ nhàng như trắng, vàng nhạt, hồng pastel, tránh trang phục quá cầu kỳ hoặc hở hang. Chú rể có thể mặc áo dài truyền thống hoặc vest với gam màu trầm, đơn giản. Gia đình và khách mời cũng nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian chùa. Việc lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ giúp buổi lễ diễn ra trang trọng mà còn góp phần tạo nên những khoảnh khắc đẹp trong ngày trọng đại.
Lễ vật trong lễ hằng thuận là biểu tượng cho lòng thành kính và sự cầu chúc hạnh phúc cho cặp đôi. Thông thường, lễ vật bao gồm hoa tươi (hoa sen, hoa cúc), trái cây, bánh kẹo chay, đèn cầy, nhang và nước sạch. Mỗi chùa có thể có những yêu cầu riêng, vì vậy, bạn nên hỏi trước để chuẩn bị đúng theo quy định. Lễ vật nên được sắp xếp gọn gàng, trang trọng, không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện sự thành tâm.
Không giống như tiệc cưới truyền thống, lễ hằng thuận mang tính chất trang nghiêm, do đó số lượng khách mời thường giới hạn ở những người thân trong gia đình và một số bạn bè thân thiết. Việc này giúp giữ không gian thanh tịnh, trang trọng và đúng với tinh thần của buổi lễ. Bạn nên cân nhắc mời những người thực sự quan tâm đến nghi lễ này để họ có thể cùng chia sẻ và chúc phúc cho hôn nhân của mình.
Trong quá trình diễn ra lễ hằng thuận, cô dâu – chú rể cùng khách mời cần giữ thái độ trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với Tam Bảo và chư Tăng. Bạn nên tắt điện thoại hoặc để chế độ im lặng, tránh nói chuyện to, cười đùa hoặc gây ồn ào trong chánh điện. Khi thực hiện các nghi thức như niệm Phật, tụng kinh, cầu nguyện, dâng trà cho cha mẹ… hãy làm với tâm thành kính, chậm rãi và tập trung để cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa của buổi lễ.
Lễ hằng thuận mang vẻ đẹp thanh tịnh, truyền thống và thiêng liêng, vì vậy, nhiều cặp đôi lựa chọn chụp ảnh cưới tại chùa để lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa này. Bạn có thể kết hợp buổi lễ với một buổi chụp ảnh nhẹ nhàng, tự nhiên trong không gian thanh tịnh của chùa. Mimosa Wedding, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh cưới, sẽ giúp bạn có được những bức ảnh đẹp, tinh tế, ghi lại những khoảnh khắc thiêng liêng trong ngày trọng đại này.
Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, cô dâu – chú rể cần nắm rõ các bước quan trọng trong nghi thức lễ hằng thuận. Thông thường, buổi lễ sẽ bao gồm: lễ niệm Phật, tụng kinh cầu nguyện, lắng nghe lời giảng của chư Tăng về đạo nghĩa vợ chồng, nghi thức trao nhẫn cưới, phát nguyện và dâng trà báo hiếu cha mẹ. Việc hiểu rõ từng bước giúp bạn dễ dàng thực hiện đúng nghi thức, tránh bỡ ngỡ và cảm nhận trọn vẹn giá trị thiêng liêng của buổi lễ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “lễ hằng thuận bao nhiêu tiền” và có sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại của mình. Nếu bạn cần một ekip chụp ảnh cưới chuyên nghiệp để ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất trong lễ hằng thuận, đừng ngần ngại liên hệ với Mimosa Wedding để nhận tư vấn chi tiết nhé!