Bạn vừa bước vào bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh, bạn đang loay hoay chưa biết cầm máy ảnh làm sao cho đúng? Bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng Mimosa chia sẻ một vài gợi ý về cách cầm máy chụp ảnh chuyên nghiệp nhé. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Cách cầm máy ảnh sao cho chuẩn là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng của ảnh chụp. Nếu tay của bạn chưa đúng tư thế thì chắc chắn rằng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp. Điều này dẫn đến, chất lượng những bức ảnh sẽ không được như mong muốn. Ngược lại, tư thế tay thuận lợi sẽ giúp bạn làm chủ chiếc máy ảnh của mình, từ đó người chụp sẽ cho ra đời những bức hình như ý.
Hiện nay, đa số máy chụp ảnh đều được thiết kế sao cho người dùng cầm máy thấy thoải mái nhất. Tay phải của bạn đặt trên phần đuôi bên phải của máy ảnh, ngón trỏ đặt trên nút bấm chụp và vị trí của tay trái sẽ tùy thuộc vào kiểu dáng của từng loại máy ảnh, thường là đỡ ống kính. Tay trái có vai trò chủ yếu nâng đỡ trọng lượng của máy ảnh nên tay trái thường được đặt phía dưới máy hoặc xung quanh ống kính (nếu bạn sử dụng máy ảnh kỹ thuật số). Hai khuỷu tay để thoải mái, không ép sát vào người.
Mách nhỏ bạn:
+ Người dùng nên sử dụng lực của cả hai bàn tay để giữ chặt máy ảnh. Tuy nhiên bạn đừng giữ chặt quá, bởi làm như vậy bạn sẽ thấy khá mệt mỏi đấy.
+ Trong khi chụp, đừng bao giờ cầm máy ảnh bằng một tay bởi vì dù tay chắc chắn đến đâu, khi bạn ấn nút chụp sẽ là lúc bức ảnh sẽ rất dễ bị rung, bị nhòe.
Khi chụp ảnh, đối với máy có ống ngắm, người thợ nên đưa máy ảnh về càng gần cơ thể càng tốt. Với thao tác này, giúp người chụp dễ dàng “ngắm” được đối tượng cần chụp, đồng thời bạn sẽ giữ được thân máy luôn chắc chắn, ổn định trong quá trình tác nghiệp.
Đối với những dòng máy ảnh ngắm qua màn hình LCD, bạn nên duy trì khoảng cách 30cm giữa người thợ và máy. Cách cầm máy trong trường hợp này sẽ đảm bảo máy ảnh không quá xa hoặc quá gần cơ thể người thợ, giúp bạn luôn làm chủ được chiếc máy ảnh của mình.
Trong quá trình chụp ảnh, bạn hãy tìm cho mình một điểm tựa vững chắc, để đảm bảo rằng máy ảnh của bạn luôn trong trạng thái được giữ cố định, chắc chắn. Nếu không có tripod để dựng máy, điểm tựa mà bạn có thể chọn là bức tường, cái cây, hàng rào,…Chúng sẽ mang lại lợi ích không hề nhỏ cho bạn trong quá trình chụp ảnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn giữ máy ảnh bằng cách trang bị cho mình một chiếc dây đeo. Dây đeo ngoài nhiệm vụ giúp bạn không phải cầm máy ảnh quá nhiều nhất là khi thời gian của buổi chụp kéo dài, nó còn có tác dụng giúp bạn cố định máy vào cơ thể người chụp một cách khá chắc chắn đấy nhé!
Trong suốt buổi ghi hình, không phải lúc nào các phó nháy cũng chỉ đứng cầm máy. Trong quá trình chụp ảnh, những thợ ảnh phải thường xuyên thay đổi tư thế chụp sao cho chọn được các góc máy thật ưng ý để có thể cho ra đời những bức hình chất lượng. Vì vậy, tư thế cầm máy ảnh khi ngồi chụp cũng là một gợi ý hay ho dành cho bạn.
Để có một tư thế vững và đẹp mắt, bạn hãy ngồi theo kiểu này nhé: quỳ một đầu gối xuống đất làm trụ, phần mông ngồi lên gót chân, rồi chống khuỷu tay lên đầu gối thứ hai. Tiếp theo, khi ngồi chụp bạn cầm máy ảnh hơi hếch lên hoặc hướng xuống để có những góc chụp như ý. Bạn thực hiện được thao tác này chưa? Hãy cùng Mimosa thực hành ngay nào!
Ngoài tư thế tay, để các buổi chụp hình diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi nhất bạn cũng cần quan tâm đến thế đứng của mình.
Đây là tư thế cơ bản nhất của người thợ chụp ảnh. Với tư thế này, tuy là người mới nhưng chắc bạn cũng hình dung được mình nên đứng như thế nào phải không? Tuy nhiên, thế đứng cầm máy để chụp ảnh, tưởng chừng như rất dễ mà vẫn có nhiều người mắc lỗi đấy nhé!
Bước đầu tiên là bạn phải xác định được chân trụ. Chân trụ phải luôn luôn trong tư thế vững chắc, cho dù bạn đứng chụp hay ngồi chụp Chân trụ thường là chân mà bạn thuận. Tiếp theo, bạn hãy đứng sao cho chân rộng bằng vai, hai chân hơi so le nhau. Nếu bạn đứng không đúng tư thế không thế, khi chụp máy sẽ không vững, các bức ảnh dễ bị mờ hoặc rung.
Vậy bạn đứng cầm máy chụp ảnh thế nào cho đúng? Khi đứng, cơ thể chúng ta rất khó vững chắc, cho nên hai chân bạn phải hơi dạng ra. Bạn nhớ đừng quên xác định chân trụ. Hai khuỷu tay ép sát hai bên sườn, hai bàn tay cùng cầm máy ảnh. Bạn luôn lưu ý là giữ cho tư thế thật thoải mái nhé!
Như vậy, cách cầm máy chuyên nghiệp chính là khi tư thế tay, chân luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Một số người chụp ảnh chuyên nghiệp có thể chụp dễ dàng khi không đứng đúng dáng. Tuy nhiên nếu bạn là người mới, hãy cố gắng có một tư đúng nhất.
Với những góc chụp thấp như chụp cảnh thảm cỏ, bầu trời,… Lúc này, bạn khó có thể sử dụng tư thế ngồi hay quỳ. Lựa chọn tư thế nằm cầm máy chụp ảnh, cũng là một gợi ý khá mới mẻ mà Mimosa muốn dành cho bạn đấy.
Khi thực hiện tư thế nằm để cầm máy chụp ảnh, người thợ phải sử dụng hai khuỷu tay (cùi chỏ) làm điểm tựa. Điểm tựa này có vai trò là điểm trụ để giữ cố định máy. Với tư thế nằm chụp bạn sẽ dễ tìm cho mình được góc máy đẹp, độc, lạ. Tuy nhiên, thực hiện tư thế này cũng khiến bạn gặp một chút khó khăn đó là khó di chuyển, ngại bẩn quần áo. hơn nữa, tư thế này thật sự bất lợi đối với người cầm máy là nữ.
Trên đây là một số chia sẻ của Mimosa về cách cầm máy cho người mới bắt đầu. Bạn có thể tham khảo và chọn cho mình tư thế phù hợp với góc máy mình chụp nhé! Chúc bạn luôn sáng tạo và thành công với niềm đam mê chụp ảnh nhé!
Bài viết cùng chủ đề :
Cách sử dụng máy ảnh cơ Canon “Chuẩn Nhất” cho người mới
Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản – “Tips Hay” khiến bạn thành chuyên gia