Áo dài cưới là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngày cưới trở nên trọn vẹn và đáng nhớ. Trong bài viết này, cùng Mimosa Wedding tìm hiểu về áo cưới Nhật Bình – một lựa chọn thú vị và ý nghĩa cho cô dâu trong ngày trọng đại.
Mục lục
Áo Nhật Bình là loại trang phục ngày xưa dành riêng cho hoàng hậu, công chúa và phi tần cũng như những nữ giới quý tộc mặc khi đi lấy chồng. Trang phục này được thiết kế may theo kiểu xẻ cổ, có dạng đối khâm. Cổ của áo Nhật Bình có hình chữ nhật to bản và dưới phần ức có dây vải để buộc hai vạt áo. Loại thường phục này đã được xuất hiện vào thời vua Gia Long cho tới tận cuối triều đại Nguyễn. Trong suốt thời gian ấy, chỉ cần là nữ nhân quý tộc thì đều có thể mặc áo Nhật Bình và vấn khăn vành.
Một đặc điểm nổi trội của áo Nhật Bình so với nhiều trang phục khác đó là từng chi tiết ở trên áo đều được thiết kế vô cùng kỹ lưỡng và chỉn chu. Các họa tiết hoa văn đều sắc sảo và tinh tế để toát lên được vẻ đẹp trang nhã và quý phái cho người mặc. Dựa vào chất liệu vải, họa tiết và kiểu dáng để chia áo Nhật Bình theo các cấp bậc khác nhau.
Ban đầu, áo Nhật Bình là một loại trang phục Phi Phong trong Minh Triều của đất nước Trung Hoa, sau đó đã được nhà Nguyễn ở nước ta duy trì và phát triển. Đây là loại áo tứ thân thường được dùng để khoác bên ngoài với chiếc cổ được may theo hình chữ nhật chạy dọc cho đến phần ngực.
Đặc biệt, cổ áo cưới Nhật Bình còn được thêu một cách tinh tế, cầu kỳ với phụ kiện đi kèm chính là cúc áo được làm bằng ngọc hoặc bằng vàng. Ngoài ra, dưới phần cổ áo còn có thêm dải thùy lưu, tức là 2 dải dây được buông xuống ở phần dưới.
Sở dĩ có tên gọi là áo Nhật Bình là bởi hoa văn trang trí ở cổ áo sẽ tạo thành hình chữ nhật ở ngay trước phần ngực của người mặc. Khắp phần thân áo cũng được trang trí với nhiều họa tiết và hoa văn theo dạng hình tròn khép kín. Cũng có thể đan xen thêm các hình hoa lá, hình rồng phượng cùng các hạt lấp lánh.
Không chỉ thế, những hoa văn phụ cũng mang theo ý nghĩa của sự may mắn, cát tường như chữ phúc, chữ thọ, hoa dây, hoa lự hay bát bửu,.. Được thêu tinh xảo ở chân áo. Tùy theo địa vị và danh phận của người mặc để có những họa tiết khác nhau.
Ngoài ra, địa vị của người mặc còn thể hiện qua sự tinh tế dải màu ngũ sắc (xanh, lục, vàng, trắng, đỏ) trên tay áo. Nhưng quy chế về dải màu này chỉ được sử dụng cho công chúa hay các cung tần nhị giai, tứ giai. Còn áo dài Nhật Bình dành cho Hoàng hậu thì không cần đến dải màu.
Suốt hàng ngàn năm lịch sử Việt Nam, ta có thể thấy rằng qua việc ghi chép về nghi lễ và trang phục của triều đại nước ta, từ thời Lý, Trần, Lê cho đến nhà Nguyễn, chúng ta luôn xây dựng dựa trên cơ sở của các triều đại Trung Quốc như Hán, Đường, Tống, Minh. Tuy nhiên, chúng ta đã biến hóa chúng theo lối “đại đồng tiểu dị”, vẫn giữ những nét đặc sắc riêng của Đại Việt.
Sự học hỏi và phỏng theo quy chế của Trung Hoa này chắc chắn bắt nguồn từ tâm lý tự tôn của dân tộc, mong muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua việc các vị vua của Đại Việt thường tự gọi mình là Đế thay vì Vương. Các triều đại khi lên nắm quyền thường đặt định trang phục và nghi lễ theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là Trung Châu, Trung Hạ tức là trung tâm của một nền văn hóa khác biệt so với các dân tộc khác.
Nhật Bình là chiếc áo dài khắc họa rõ nét các đặc điểm trong văn hóa của người Việt, từ hoa văn, cách bài trí, phối hợp họa tiết và màu sắc cho chiếc áo, cụ thể như sau:
Dựa trên những bức họa từ thời trước được lưu lại, hoa văn trên áo cưới Nhật Bình chủ yếu là hình tròn khép kín. Bên trong của hình tròn sẽ thêu một số hình ảnh của phượng và rồng.
Ngoài ra, hoa văn phụ cũng rất phong phú. Tuy nhiên, sử dụng nhiều nhất vẫn là những hình ảnh mang ý nghĩa cát tường, tốt lành và may mắn.
Ví dụ như chữ Thọ hay chữ Phúc đều được thêu bằng chỉ vàng, chỉ đó,…
Đáng chú ý nhất chính là cách sắp xếp hoa văn trên áo sẽ được thay đổi để phù hợp với cấp bậc của người mặc. Chỉ cần dựa vào hoa văn, bạn có thể dễ dàng nhận ra địa vị của họ.
Ngoài phần hoa văn, màu sắc của áo cũng là một nét phân biệt cấp bậc. Ví dụ, áo Nhật Bình dành cho hoàng hậu sẽ là màu vàng, màu cam. Áo dành cho công chúa sẽ là màu đỏ. Còn các nữ quý tộc sẽ có màu sắc khác tùy theo phẩm cấp của chồng.
Với kiểu dáng đặc biệt của áo, người mặc sẽ có cho mình những phụ kiện phù hợp đi kèm khác nhau. Thông thường, áo cưới Nhật Bình sẽ được phối cùng những chiếc cúc áo được làm từ đá quý, ngọc quý hoặc nạm vàng. Hoặc trang trí thêm hai dây thả lỏng ở phần dưới của cổ tay áo hay còn gọi là dài thủy lưu.
Càng về sau áo Nhật Bình cưới càng có nhiều thay đổi, chủ yếu hướng tới sự tối giản. Một số bức ảnh lưu lại cho thấy áo Nhật Bình từ thời vua Đồng Khánh trở về sau được tĩnh lược đi rất nhiều chi tiết, phụ kiện. Đám cưới áo Nhật Bình lúc này sẽ được mặc với quần ống có màu tuyết bạch, đầu vấn khăn to bản. Màu sắc của khăn vấn có thể thay đổi theo cấp bậc.
Áo Nhật Bình còn được biết đến là 1 triều phục. Chính vì thế, cách mặc áo Nhật Bình khi xuất giá cũng sẽ có sự phân chia thứ bậc. Thứ bậc được quyết định nhờ vào phẩm cấp của chồng hoặc địa vị của người mặc trong triều. “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ” đã có ghi chép về thứ bậc mặc Nhật Bình như sau:
Đối với cấp bậc Công Chúa áo cưới Nhật Bình sẽ được may bằng chất liệu sợi sa. Màu sắc chính dành cho công chúa là màu đỏ. Trên áo sẽ được thêu tay các hoa văn phượng ổ. Các phụ kiện đi kèm như:
Đối với cung tần áo Nhật Bình đám cưới sẽ có những khác biệt so với Hoàng hậu và Công chúa như:
Mang trong mình một nét đẹp rất riêng, chẳng sẽ ngạc nhiên khi áo cưới Nhật Bình ngày nay lại được nhiều người lựa chọn đến như thế.
Áo dài cưới Nhật Bình được xem là một nét đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, trang phục của người Việt xưa. Ngày nay, trang phục ấy đã được khôi phục và phát triển sau 60 năm. Trước đây, mọi người thường thấy khi tham quan ở cung điện tại cố đô Huế hoặc dự sự kiện Festival Huế nhưng đến khi thời Nguyễn kết thúc, áo cưới Nhật Bình trở thành bộ trang phục được quý tộc mặc nhiều vào dịp lễ hoặc ngày cưới.
Trong những năm gần đây, ai ai cũng quá quen thuộc với những kiểu váy cưới theo phong cách hiện đại. Bởi vậy, khi lựa chọn chụp ảnh cưới với áo Nhật Bình, cặp đôi sẽ có cho mình một album ảnh cưới độc đáo, khác biệt. Với những người yêu thích sự mới lạ thì trang phục này sẽ rất phù hợp.
Có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh, áo cưới Nhật Bình được thiết kế tinh tế hơn và sang trọng hơn. Không chỉ có chiếc cổ hình chữ nhật to bản với 2 dây buộc ở 2 vạt áo, mà trên khắp phần thân áo còn được trang trí hoa văn theo dạng hình tròn khép kín, đan xen với các hình hoa lá, hình phượng cùng nhiều hạt kim tuyến lấp lánh. Đặc biệt, trên phần tay áo còn được thiết kế cái dải ngũ thân tượng trưng cho dải ngũ hành, rất trang trọng và bắt mắt.
Áo cưới Nhật Bình không chỉ là một bộ trang phục mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp truyền thống và văn hóa của người Việt. Với sự kết hợp tinh tế giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại, áo dài Nhật Bình luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của cặp đôi trẻ vào những năm gần đây. Nếu cả hai đang tìm kiếm cho mình một trang phục ấn tượng vào ngày trọng đại thì hãy lựa chọn áo dài Nhật Bình nhé!
THAM KHẢO THÊM