Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi tại Nhà Gái đầy đủ chi tiết nhất

Mọi người luôn nói cưới hỏi, cưới hỏi. Chỉ như vậy đã hiểu được rằng lễ ăn hỏi có một vị trí quan trọng không hề thua kém ngày cưới chính thức trong phong tục của người Việt. Do vậy mà khi chuẩn bị lễ ăn hỏi thì hai bên gia đình luôn chuẩn bị kịch bản chi tiết, cẩn thận để buổi lễ được diễn ra viên mãn nhất. Dưới đây là chia sẻ của Mimosa về kịch bản lễ ăn hỏi chuẩn hiện nay.

Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi tại nhà gái

Kịch bản đón tiếp nhà trai tại lễ ăn hỏi

Sau khi đã bàn bạc kỹ về thời gian tốt cho lễ ăn hỏi. Nhà trai cần sắp xếp thời gian đến sớm hơn từ 5-10 phút. Việc này sẽ tránh được trường hợp chậm trễ nếu tắc đường hay sự cố trong quá trình di chuyển đến nhà gái.

Khi đã xuất phất, bên chú rể hãy thông báo trước cho cô dâu là gia đình đã xuất phát. Và sau khi sắp tới nơi thông báo thêm một lần nữa để phía nhà gái chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp. Việc thông báo trước này sẽ giúp gia đình nhà gái chuẩn bị tốt và đúng giờ hơn. Khi nhà trai đến, sẽ dừng xe cách nhà gái một đoạn nhỏ mà không nên lái xe thẳng đến cổng mới xuống. Hãy chỉnh trang lại vị trí, đội hình gọn gàng rồi đi bộ tiếp đến nhà gái. Về phía nhà gái đã đứng chờ sẵn và các bạn bê tráp nhà gái sẽ nhận tráp từ phía nhà trai.

Kịch bản lễ ăn hỏi
Kịch bản lễ ăn hỏi

XEM THÊM >>> bài phát biểu lễ ăn hỏi

Giới thiệu và phát biểu

Sau khi mọi người đã ổn định vị trí, người dẫn chương trình lễ ăn hỏi sẽ giới thiệu các thành viên tham dự của hai bên nhà trai và nhà gái. Thông thường sẽ có ông bà, bố mẹ, anh chị em, người thân họ hàng. Sau đó phía nhà trai sẽ lên phát biểu đôi lời, bày tỏ mục đích buổi lễ theo bài phát biểu đã tự chuẩn bị.

Đại diện nhà gái tiếp đó cũng sẽ đứng lên phát biểu, thể hiện quan điểm đồng thuận và chấp nhận lễ vật của nhà trai. Thời gian phát biểu của cả hai phía nhà trai nhà nhà gái nên chỉ sắp xếp từ 5-7 phút để thời gian lễ ăn hỏi diễn ra hợp lý nhất.

Kịch bản nghi lễ trao tráp lễ ăn hỏi

Sau màn giới thiệu và chào hỏi, sẽ là giới thiệu và trao tráp ăn hỏi chính thức. Có thể người dẫn chương trình sẽ đọc tên tráp lễ và phía nhà trai trao lại cho nhà gái rồi được đặt lên bàn thờ gia tiên.

Trong quá trình này, lễ vật sẽ được lần lượt đưa lên. Sắp xếp xung quanh khu vực bàn thờ gia tiên để tiến hành sang nghi thức quan trọng nhất là thắp hương báo cáo tổ tiên.

Kịch bản lễ ăn hỏi
Tráp lễ ăn hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng

Thắp hương bàn thờ gia tiên

Cô dâu và chú rể sẽ nhận hương từ phía người thân sau đó thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Nghia thức này được xem là nghi thức quan trọng nhất. Mang ý nghĩa truyền thống và văn hóa. Việc này thể hiện sự đồng thuận của gia đình, dòng họ nhà gái đồng ý gả con gái cho gia đình nhà trai.

Trao trang sức cho cô dâu

Tùy theo điều kiện của gia đình mà số lượng trang sức sẽ khác nhau. Phần trao trang sức sẽ đi kèm cùng với trao lễ đen. Là một phần tiền nhỏ gửi đến gia đình nhà gái. Người trao quà thông thường là mẹ chú rể trao cho cô dâu trước sự chứng kiến của gia đình hai bên.

Tiệc nhỏ và trò chuyện

Sau phàn trao trang sức thì có thể nói là lễ ăn hỏi đã diễn ra gần như thành công. Do vậy mà sau khi hoàn tất, gia đình nhà gái sẽ mời phía gia đình nhà trai ở lại dùng một bữa tiệc nhỏ. Thông thường sẽ chuẩn bị một số đồ ăn, điểm tâm, hoa quả để mọi người trò chuyện.

Gia đình hai bên sẽ bàn bạc kỹ hơn. Trao đổi và trò chuyện để gắn kết tình cảm hai gia đình.

Kịch bản kết thúc lễ ăn hỏi

Cảm ơn và tạm biệt: Đại diện nhà trai cảm ơn nhà gái vì sự đón tiếp nhiệt tình, thông báo kết thúc buổi lễ. Sau đó, nhà gái sẽ có thể chuẩn bị một số quà đáp lễ cho nhà trai. Rồi sẽ tiễn khách mời và đoàn nhà trai ra về.

XEM THÊM >>> tráp ăn hỏi hiện đại

Những lưu ý khi lên kịch bản

Cần chuẩn bị trước bao lâu

Thời gian lên kịch bản cho lễ ăn hỏi chỉ cần từ 1 tháng cho nội dung chương trình. Tuy nhiên, nếu bàn kế hoạch thì cũng mất khoảng 3 tháng trước ngày diễn ra lễ ăn hỏi. Do hai phía bên gia đình cần phải lên danh sách khách mời, đặt lễ tráp, thuê lịch trang trí lễ ăn hỏi trước…

Sau đó sẽ lên kịch bản cụ thế. Kiểm tra lại toàn bộ nội dung, lễ vật trước 1 tuần. Gần sát ngày lễ ăn hỏi 1-2 ngày là cần hoàn thiện các khâu như dọn dẹp, trang trí, sắp xếp bàn bàn thờ tổ tiên cẩn thận. Điều quan trọng là hãy lên một danh sách việc làm cụ thể để không bị bỏ sót chi tiết bạn nhé.

Kịch bản lễ ăn hỏi
Thời gian chuẩn bị lễ ăn hỏi

Ai sẽ là người lên kịch bản

Lễ ăn hỏi cần được sự thống nhất của cả hai bên gia đình. Do vậy mà kịch bản lễ ăn hỏi sẽ là do hai bên gia đình bàn bạc với nhau thống nhất về thời gian, các nghi thức. Tuy nhiên, phía người dẫn chương trình cho lễ ăn hỏi có thể dựa trên quy trình để tự lên kịch bản phù hợp.

Kịch bản này thường sẽ tuân theo những nghi thức và quy trình truyền thống. Về cơ bản, nhà trai có thể lên kịch bản tổng quan trước. Sau đó bàn bạc với nhà gái về các chi tiết cụ thể. Thay đổi, bổ sung và lược bớt. Đặc biệt là sẽ dự kiến thời gian diễn ra và khung timeline buổi lễ.

Thời gian diễn ra lễ ăn hỏi trong bao lâu?

Một điều quan trọng không kém khi lên kịch bản lễ ăn hỏi chính là thời gian diễn ra lễ ăn hỏi. Bạn cần lên timeline rõ ràng để buổi lễ ăn hỏi không bị kéo dài quá lâu. Tính toán khoảng thời gian dự kiến để sắp xếp và lên kế hoạch chi tiết. Điều này giúp cho quy trình buổi lễ thuận lợi và đúng giờ tốt như đã bàn bạc ban đầu.

Thời gian một buổi lễ ăn hỏi không kéo dài tính cả tiệc nhỏ thì khoảng 3-4 tiếng. Như vậy là mọi người có thể hoàn thành buổi lễ trong buổi sáng hoặc buổi chiều mà không ảnh hướng đến các kế hoạch khác của người tham dự cũng như thời điểm tốt lành.

Kịch bản lễ ăn hỏi
Thời gian buổi lễ ắn hỏi trong ngày

Cần dự trù thời gian bị chậm trễ

Một số bạn vô tình quên mất việc dự trù thời gian bị chậm trễ. Do vậy mà khi diễn ra lễ ăn hỏi thì thời gian bị kéo dài nhiều hơn, không hoàn thành đúng theo kế hoạch. Việc dự trù này sẽ tính đến các sự cố và khả năng thời gian bị kéo dài. Sau đó sẽ có những phương án điều chỉnh chương trình và kịch bản phù hợp. Như vậy, tiến độ các nghi thức quan trọng như trao tráp, dâng hương, tiệc nhỏ không bị chậm trễ giờ tốt.

XEM THÊM >>> lễ ăn hỏi gồm những gì

Dẫn chương trình lễ ăn hỏi có cần kịch bản không?

Đây cũng là thắc mắc của không ít bạn trẻ. Bởi chủ yếu kịch bản và các nghi lễ thực hiện sẽ được bàn bạc và thống nhất giữa hai gia đình. Do vậy mà mọi người nhiều khi cho rằng không cần dẫn chương trình cho buổi lễ. Nếu có cũng chỉ là nêu các mục nghi thức.

Tuy nhiên, người dẫn chương trình cũng cần kịch bản để mọi người có thể thực hiện đúng theo kịch bản lễ ăn hỏi. Thêm vào đó, một số phần như đọc danh sách tráp lễ vật cũng có thể dành cho người dẫn chương trình thực hiện. Hay cũng là người thay mặt toàn thể hai gia đình gửi lời chúc đến cặp đôi sắp cưới.

Kịch bản lễ ăn hỏi
Chuẩn bị kịch bản dẫn chương trình cho buổi lễ

Mẫu kịch bản dẫn chương trình cho lễ ăn hỏi

Mở đầu

Xin phép kính chào các cụ, ông bà và họ hàng thân thuộc của gia đình nhà trai, nhà gái đã có mặt tại buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay của cô dâu [Tên cô dâu] và chú rể [Tên chú rể].

Hôm nay, sau thời gian hẹn hò, tìm hiểu cặp đôi trẻ [Tên chú rể] và [Tên cô dâu] muốn cùng nhau đi đến hôn nhân và cùng xây dựng một mái ấm hạnh phúc. 

Sau khi đã thưa chuyện với gia đình và nhận được sự đồng thuận của hai bên. Ngày hôm nay là một ngày lành tháng tốt để nhà trai đem lễ vật đến hỏi chuyện và chính thức thưa chuyện với dòng họ hai bên.

Giới thiệu đại diện hai bên gia đình

Đầu tiên, tôi xin phép giới thiệu đại diện nhà trai lên có đôi lời phát biểu.

Vâng đó là những lời nói chân thành của gia đình nhà trai với mong muốn được hỏi cưới cô dâu [Tên cô dâu] cho chú rể [Tên chú rể]

Tiếp theo, tôi xin mời đại diện gia đình nhà gái đáp lời và bày tỏ đôi lời.

Trao nhận lễ vật

Vâng, hôm nay tất cả quan viên hai họ nhà trai và nhà gái có mặt ngày hôm nay để cùng chung vui, chúc mừng và chứng kiến lễ ăn hỏi của đôi bạn trẻ. Điều không thể thiếu là những tráp lễ vật được chuẩn bị rất chu đáo của nhà trai.

[ Tiến hành giới thiệu các mâm tráp lễ]

Xin mời đoàn nhà gái nhận các tráp lễ vật từ phía nhà trai. Từng tráp lễ vật trao đi là từng tấm lòng chân thành của gia đình và dòng họ nhà trai.

Cô dâu chú rể thắp hương gia tiên

Nghi thức tiếp theo vô cùng quan trọng, xin mời cô dâu chú rể thắp hương làm lễ gia tiên. 

[Sau khi làm lễ] Vâng bây giờ cô dâu chú rể hãy kính trà gửi lời cảm ơn đến gia đình, họ hàng và các bậc trưởng bối đã đến tham dự và chứng kiến buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay.

Kết thúc

Kính thưa các cụ, ông bà và quan viên hai họ. Buổi lễ ăn hỏi hôm nay đã thành công tốt đẹp. Một lần nữa, xin thay mặt cho hai gia đình cảm ơn sự góp mặt hôm nay của toàn thệ quý vị để chứng kiến và chúc phúc cho cặp đôi trẻ. Một lần nữa xin chúc mọi người khỏe mạnh, bình an. Chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.

Bài viết trên đây, Mimosa đã chia sẻ đến các bạn những kịch bản chuẩn bị cho lễ ăn hỏi cũng như kịch bản dẫn chương trình chuẩn nhất. Mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích cho bạn chuẩn bị được một lễ ăn hỏi viên mãn và thành công.

Quay lại
Bài viết liên quan
Blog cưới
21-07-2024
Nhiều cặp đôi đã thực hiện lễ dạm ngõ nhưng sau đó lại chia tay. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì sau khi...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Lễ dạm ngõ, hay còn gọi là lễ chạm ngõ, là một trong những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
21-07-2024
Nếu nói đến hôn lễ và lễ ăn hỏi thì những gì cần chuẩn bị hầu hết dâu rể đều có những hiểu biết cơ bản....
Xem thêm >>
Kiểu tóc cô dâu
10-07-2024
Mỗi một cô dâu đều muốn được xinh đẹp nhất trong lễ ăn hỏi của mình. Do vậy, từ trang phục, makeup, kiểu tóc...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
07-07-2024
Bạn muốn tự chuẩn bị các tráp lễ ăn hỏi? Nhưng để trang trí đẹp, đầy đủ các lễ vật mà còn trang trọng,...
Xem thêm >>
Kinh nghiệm cưới hỏi
27-06-2024
Lễ ăn hỏi là một sự kiện quan trọng không kém ngày cưới. Do vậy từ khâu chuẩn bị đến khâu trang trí lễ ăn hỏi...
Xem thêm >>